DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực

Go down

Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực Empty Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực

Bài gửi  duyminh Mon Sep 23, 2013 3:04 pm

Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực 14038953011_66d46c8a1e_o
Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực Bibg
Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực Dt3y
Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực Ubrp

Bơm tăng áp dùng công tắc áp lực

Hệ thống bơm tăng áp dùng Công tắc áp lực. Hệ thống hoạt động tự động thông qua công tắc áp lực gắn ở đầu ra của hệ thống.Công tắc áp lực được cài đặt 2 mức: min và max. Khi nhu cầu sử dụng ở đầu ra tăng, áp lực của hệ thống giảm dần đến mức min, lúc này công tắc áp lực kích hoạt bơm khởi động để đáp ứng nhu cầu. Khi nhu cầu sử dụng giảm dần đến mức không sử dụng, áp lực của hệ thống tăng dần đến mức max, lúc này công tắc áp lực kích hoạt cho dừng bơm. Áp lực trong mạng chỉ duy trì trong khoảng min và max đã cài đặt ban đầu. Để tối ưu cho hệ thống này thường dùng các bơm đa tầng cánh, có đường đặc tính dốc, đảm bảo khoảng min và max lớn, giảm số lần tắt/mở bơm.

Hệ thống thường dùng 2 bơm ( 1 chạy, 1 dự phòng, luân phiên nhau), đôi khi dùng 1 bơm, thông thường thích hợp cho nhu cầu sử dụng < 25 m3/h, vì ở lưu lượng lớn hệ thống hay bị rung mạnh mỗi khi bơm khởi động hay dừng vì bơm luôn chạy 100% công suất. Bên cạnh đó bình tích áp yêu cầu lớn hơn rất nhiều và độ chênh áp trong đường ống cũng khá lớn, không ổn định cho hệ thống.

Hệ thống này thường dùng cho các cụm cấp nước sinh hoạt có quy mô nhỏ.

So sánh hệ thống tăng áp dạng công tắc áp lực với hệ thống tăng áp dạng biến tần

Tại sao lại sử dụng hệ thống bơm tăng áp
I. So sánh sử dụng đài nước và  hệ thống bơm tăng áp:
1. Chi Phí Đầu Tư:
* Sử dụng đài nước:
a. Chi Phí Xây Dựng
b. Chi Phí Mặt Bằng
c. Chi Phí xử lý kết cấu móng
d. Vẫn phải đầu tư chi phí để mua hệ thống bơm bơm nước lên đài nước
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp:
a. Chỉ tốn chi phí cho việc mua hệ thống bơm ( Gồm Bơm, Tủ điều khiển, và cơ khí hệ thống, bình điều áp)
2. Nhu Cầu về áp Lực:
* Sử dụng đài nước:
a. Bị giới hạn về độ cao cột áp
b. Biến động về áp lực khi lượng nước trên đài thay đổi.
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp:
a. Dễ dàng thay đổi áp lực thông qua việc cài đặt hoặc thay đổi chủng loại bơm khi có nhu cầu mở rộng nhà máy
b. Đảm bảo về độ ổn định về áp lực, hệ thống sẽ luôn duy trì áp lực ở áp lực mong muốn
3.Chi Phí Vận Hành:
* Sử dụng đài nước:
a. Chi phí cho việc bảo trì bảo dưỡng đài nước
b. Chi phí tiêu hao năng lượng do bơm luôn khởi động với 100% công suất.
c. Chi phí bảo trì bảo dưỡng bơm
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp:
a. Tối ưu hóa năng lượng điện tiêu thụ.
b. Chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp.


II. Hệ thống bơm tăng áp:
*** Tăng áp theo kiểu truyền thống:
Tăng áp điều khiển chuyển đổi từng bơm (song song). Vận hành hệ thống Tắt và Chạy  Tốc độ bơm cố định, hệ thống hoạt động dựa vào công tắc áp lực được lắp đặt tại ngõ  ra của hệ thống, công tắc áp lực sẽ tắt mở dựa vào những điểm áp lực khác nhau được cài đặt sẵn.
*** Tăng áp sử dụng hệ thống bơm biến tần Delta:
Biến tần điều khiển biến đổi tần số  thay đổi vận tốc của động cơ.
Hệ thống vận hành tăng hoặc giảm tốc độ bơm ở vị trí biến tần. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng tăng hay giảm, hệ thống sẽ tự động gọi thêm bơm hoặc sa thải bơm nhằm đáp ứng đúng theo yêu cầu sử dụng và đảm bảo sự ổn định về áp lực  giảm thiểu tối đa chi phí vận hành hệ thống.
Hệ thống vận hành dựa vào tín hiệu áp lực được chuyển về từ bộ cảm biến áp lực được lắp tại ngõ ra của hệ thống

III. So sánh hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực và biến tần:

1. Điện năng tiêu thụ:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Động cơ một tốc độ sẽ luôn luôn khởi động và chạy ở một tốc độ không đổi bất kể nhu cầu tiêu thụ nước là bao nhiêu, vì thế năng lượng tiêu tốn đi nhiều hơn và lãng phí không cần thiết
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Do là bơm biến tần (VSD) chạy ở tốc độ tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ nước và không cố định tốc độ. Nên giảm được điện năng tiêu thụ
2. Kích thước bình điều áp:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Bình điều áp là nguồn duy nhất để giãm số lần tắt mở bơm, bình điều áp được chọn dung tích theo lưu lượng bơm, áp lực cài đặt cắt & chạy bơm (cut-in và cut-out) ở tốc độ tối đa. Vì thế, phải chọn dung tích bình đủ lớn để giảm thiểu số lần tắt mở bơm.
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Do bơm chạy ở tần số thay đổi, điều này có nghĩa là lưu lượng ngõ ra của bơm có thể giảm nhỏ đến mức độ chỉ bằng 10 hoặc 15% lưu lượng bình thường vì thế 1 dung tích bình điều áp chỉ cần nhỏ là được.
3. Hệ thống gọn nhẹ hơn:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Do dung tích bình điều áp phải lớn nên diện tích sử dụng phải lớn, và kéo theo nhiều chi phí vô hình liên quan đến hệ thống.
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Dung tích bình điều áp nhỏ, diện tích sử dụng giảm nhiều, điều này có nghĩa là diện tích hệ thống thu lại rất gọn.
4. Khởi động:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Khi dùng bộ khởi động trực tiếp hoặc sao tam giác, dòng khởi động cao hơn và áp trên mạng lưới biến thiên lớn. Điều này tạo hiện tượng búa nước cho đường ống mạng và các thiết bị phụ.
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Do bơm vận hành là bơm biến tần, điều này có nghĩa là bơm do điều khiển biến tần nên khởi động mềm và sẽ không tạo nên sự biến thiên lớn áp suất trên mạng như các kiểu khởi động khác. Áp mạng phụ thuộc vào nhu cầu và thời gian khởi động bơm.
5. Duy trì áp lực:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Hệ thống truyền thống luôn thay đổi theo áp lực. Điều này do việc thay đổi nhu cầu, một khi có thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ, bơm chạy ở tốc độ tối đa thì không thể điều chỉnh tốc độ nếu không có sự giúp đỡ của bộ biến tần.
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Khi bộ biến tần thay đổi tốc độ động cơ, nó sẽ duy trì áp lực cho dù nhu cầu thay đổi như thế nào
6. Nhiều điểm cài đặt:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Đối với hệ thống này, các bơm vận hành theo tín hiệu của công tắc áp lực theo kết cấu cơ khí. Vì thế hoặc là 1 hoặc 2 điểm cài đặt tùy thuộc vào số lượng công tắc áp lực cho phép trong tủ điều khiển
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
-  Điểm cài đặt áp lực có thể dễ dàng điều chỉnh đến 10 điểm cài theo những thời điểm khác nhau theo yêu cầu. Việc này có thể thực hiện bằng cách nhập dữ liệu vào bộ vi xử lý.
7. Giám sát số giờ vận hành:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Có thể thực hiện được nếu trong tủ điện có lắp đồng hồ đếm giờ
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Đã có sẵn chức năng giám sát số giờ vận hành cho từng bơm đơn lẻ và có thể biết được thông qua màn hình hiển thị trong tủ biến tần
8. Những chức năng điều khiển phức tạp hơn:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Số bơm có khả năng khởi động tùy thuộc vào số công tắc áp lực cho phép trong tủ điều khiển
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Tất cả các bơm trong hệ thống đều được điều khiển bằng vi xử lý, điều này có nghĩa là người ta có thể gọi bất kỳ bơm nào chạy nếu có yêu cầu cao và người vận hành không muốn có bất kỳ bơm nào dự phòng
9. Đường cong vận hành của hệ thống:
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng công tắc áp lực:
- Không có
* Sử dụng hệ thống bơm tăng áp dùng biến tần:
- Trong tủ biến tần có chức năng cho phép giảm áp lực ngõ ra khi nhu cầu lưu lượng giảm. Chức năng này sẽ xác định tính chất của đường cong vận hành của hệ thống để tiết kiệm năng lượng.

duyminh
duyminh

Tổng số bài gửi : 2887
Points : 5567
Reputation : 83
Join date : 12/09/2008
Age : 43
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

http://www.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết