DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC

Go down

2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC Empty 2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC

Bài gửi  phamduyminh Wed Jun 29, 2022 4:31 pm

2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC

2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC Hien-t10
2 dạng tổn thất năng lượng của điện AC so với DC Hien-t10

Hệ thống truyền tải điện cao thế 1 chiều HVDC đã cho thấy nhiều ưu điểm so với hệ thống HVAC (điện xoay chiều) và một trong số đó là khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn nhiều. Theo nghiên cứu của nhiều tài liệu thì hệ thống truyền tải điện xoay chiều HVAC có 2 dạng thất thoát năng lượng gây lãng phí điện khi tải đường dài so với HVDC, là hiệu ứng bề mặt và tổn thất Corona (hiện tượng phóng điện).

1. Hiệu ứng bề mặt là gì?
Đây là hiện tượng mà mật độ dòng điện xoay chiều phân bổ ở bề mặt dây lớn hơn so với ở gần lõi, nghĩa là hiệu quả truyền tải điện chủ yếu tập trung ở bề mặt của dây hoặc với “một độ dày dẫn điện” nhất định. Tần số dòng điện càng cao thì hiệu ứng này xảy ra càng lớn. Ở tần số 60Hz, độ dày lõi dẫn điện hiệu quả là 8.5mm.

Hệ quả của hiện tượng này là làm giảm tiết diện truyền tải điện hiệu quả, đồng nghĩa với hiệu quả điện trở của dây sẽ tăng lên.

Hiện tượng này là do từ trường của chính dòng điện gây ra: Dòng điện xoay chiều sinh ra từ trường xoay chiều. Từ trường xoay chiều này sinh ra các dòng điện xoáy bên trong bản thân dây dẫn đó. Tại lõi của sợi dây, dòng điện xoáy sẽ ngược chiều với dòng điện chính, làm giảm mật độ của dòng điện chính còn ở gần bề mặt, dòng điện xoáy lại cùng chiều với dòng điện chính nên sẽ làm tăng mật độ dòng điện.

Ở điện 1 chiều, dòng điện được phân bổ đều lên toàn bộ tiết diện dây dẫn.

2. Hiện tượng Corona là gì?
Dạng tổn thất năng lượng thứ 2 mà điện AC có là phóng điện (Corona Effects). Đây là hiện tượng mà điện bị dẫn ra không khí xung quanh dây.

Không khí không phải môi trường cách điện hoàn hảo, nó cũng chứa nhiều electron  và ion tự do trong điều kiện bình thường.

“Khi một dòng điện xoay chiều được tạo ra chạy qua hai dây dẫn của một đường dây tải điện (điều kiện là khoảng cách giữa 2 dây lớn hơn so với đường kính của chúng), không khí xung quanh các dây dẫn (bao gồm các ion) sẽ chịu ứng suất điện môi. Ở các giá trị điện áp thấp thì không có gì xảy ra do ứng suất quá nhỏ để ion hóa không khí, nhưng khi hiệu điện thế tăng vượt quá một giá trị ngưỡng nào đó (được gọi là điện áp đánh thủng tới hạn), cường độ trường trở nên đủ mạnh để không khí xung quanh vật dẫn phân ly thành các ion – làm cho nó dẫn điện.”

Hiện tượng này làm phát sinh ánh sáng phát quang mờ nhạt, cùng với âm thanh rít kèm theo sự giải phóng Ozone. Điện áp đánh thủng tới hạn này xảy ra ở khoảng 30 kV. Hiện tượng này thường xảy ra trên đường dây trung thế và cao thế.

Hiện tượng này xay ra khi có đủ 2 điều kiện chính:

Hiệu điện thế xoay chiều đủ lớn và là yếu tố chính quyết định sự phóng điện;
Khoảng cách giữa các dây dẫn phải lớn hơn so với đường kính dây dẫn.
Tuy nhiên. hiện tượng này khó xảy ra hơn ở hệ thống tải điện cao thế 1 chiều so với điện cao thế xoay chiều tới 3 lần.

[You must be registered and logged in to see this link.]
phamduyminh
phamduyminh

Tổng số bài gửi : 154
Points : 421
Reputation : 0
Join date : 03/05/2009
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết