DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt"

Go down

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" Empty Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt"

Bài gửi  phamduyminh Thu Apr 17, 2014 3:54 pm

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14024553162_02882ef8e4_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14024355992_64be39ee31_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14028012974_c1faede967_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14028019634_f48111fc96_o

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14004457916_db4ab705ec_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14004458746_301f9b3b44_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14004459346_25cf7908e8_o

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14047589763_4e17fc2e32_o
Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt" 14024378642_5e1d2979c9_o

Tư vấn toàn tập "Máy Lạnh - Tủ lạnh- Máy Giặt"

Mức tiêu hao điện năng của máy lạnh – tủ lạnh :

A1. Về máy lạnh (thấp nhất là lọai 0.5HP)
+ HP (sức ngựa) / Kw/h (trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ) / W công suất riêng của Compressor ( ko tính các thiết bị khác kèm theo)
+ 0.5HP ~ 0.5Kw/h 375Woát
+ 1.0HP ~ 1Kwh ~ 750Woát (chuẩn)
+ 2.0HP ~ 2Kwh ~ 750x2 = 1500Woát

A2. Về tủ lạnh (thấp nhất là 1/18HP).
+ HP (sức ngựa) / Kw/h (trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ) / W công suất riêng của Compressor ( ko tính các thiết bị khác kèm theo)
+ 1/18HP ~ 18h/Kw
+ 1/10HP ~ 10h/Kw ~ 85Woát
+ 1/8HP ~ 8h/Kw ~ 100Woát
+ 1/6HP ~ 6h/Kw ~ 120-125Woát
+ 1/4HP ~ 4h/Kw ~ 180-185Woát

------------------------------------
B. Chuẩn cho CB (cầu dao), dây điện đi cho máy lạnh thì được phân bố như sau (tính theo chuẩn dây 1 lõi CADIVI)
+ 1.0HP dây 1.2 xài CB 10Ampe
+ 1.5HP dây 1.6 xài CB 10-15Ampe
+ 2.0HP dây 2.0 xài CB 20Ampe
+ 2.5HP - 3.0HP dây 2.5 xài CB 30Ampe
------------------------------------

C. Ổn áp cho máy lạnh :
- Cần xem mức Ampe chạy chuẩn của máy rồi tính toán để mua một ổn áp vừa phải, ko thiếu cũng ko dư cho thiết bị
- Đối với loại thiết bị Non-Inverter ( gọi chung là thiết bị ko tiết kiệm điện) thì khi bắt đầu hoạt động thì ban đầu sẽ có 1 dòng Start khá cao rồi nhanh chóng tụt về mức Ampe chuẩn của máy được thiết kế tuỳ theo công suất của từng loại. Chi tiết được liệt kê mức Ampe như sau :

** Về máy lạnh :
c1. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Gale
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )
+ 1.0HP / 18 - 20Ampe / 3.6 - 4Ampe
+ 1.5HP / 25 - 31Ampe / 5.5 - 6.5Ampe
+ 2.0HP / 38 - 42Ampe / 8 - 11Ampe

c2. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Piston
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )
+ 1.0HP / 30-32Ampe / 4-4.5Ampe
+ 1.5HP / 36-56Ampe / 5.5 - 6.5Ampe
+ 2.0HP / 60-62Ampe / 10-11.5Ampe

** Về tủ lạnh :
-Hầu hết tất cả cả model tủ hiện tại đều theo chuẩn Compressor Piston

// HP ( sức ngựa / công suất của máy ) ~ Dung tích tủ / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe ) //
+ 1/12HP ~ 50-80 lít / 2-2.4Ampe / 0.4 – 0.5Ampe
+ 1/10HP ~ 100-140 lít / 2.4 – 3.2Ampe / 0.7 – 0.8Ampe
+ 1/8HP ~ 120-160 lít / 3.4 – 4Ampe / 0.8-0.9Ampe
+ 1/6HP ~ 160 – 180 lít / 4 – 5.5Ampe / 0.8 – 1Ampe
+ 1/4HP ~ 220 – 400 lít / 6.5 – 9A / 1 – 1.3mpe
+ 1/3HP ~ > 400 lít / 10 – 15Ampe / 1.8 – 2.3Ampe

Với Inverter thì mức Ampe chỉ dao động từ 0 – MaxAmpe Current (tức không có dòng Start ) . Cho nên khi lựa chọn ổn áp cho dòng Inverter chỉ dựa vào mức MaxAmpe của thiết bị mà lựa chọn là đủ. Vd : máy Inverter 1.0HP chạy Max Ampe là 4A => chỉ cần mua loại 1KVA ~ 5A là đủ
---------------------------

Khái niệm cơ bản về 2 dòng máy lạnh Inverter và Non-Inverter
A. Inverter :
- Khái niệm Inverter đơn giản là thiết bị có khả năng tiết kiệm điện nhằm tránh những hao phí không đáng khi sử dụng. Toàn bộ thiết bị được kiểm soát bằng board mạch sử dụng công nghệ biến tầng. Nói chính xác hơn là board mạch điều khiển tầng số Hz (50Hz – 60Hz) ở mức dao động từ 30-90% khả năng vận hành của máy.
- Sau đây là 1 vài ưu và khuyết được liệt kê như sau :

1. Ưu :
+ Nói đến Inverter (công nghệ biến tần) là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter). Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3 so với dòng Non-Inverter thông thường. Mức tiết kiệm điện tùy thuộc phải bộ board mạch được thiết kế kèm theo đồng bộ. Hiện nay về máy lạnh dân dụng thì Toshiba có khả năng tiết kiệm điện cực đỉnh đạt huy chương và ..... 95% !!! Một con số cực kì ấn tượng và thầm mơ ước  và tất nhiên là giá thành của Toshiba không hề rẻ và dĩ nhiên là công nghệ đỉnh nhất hiện nay vẫn là của Nội Địa Japan . Nhật Bản có đặc điểm là họ luôn luôn được sử dụng công nghệ trước và sau đó công nghệ cũ này lạc hậu thì họ mới bán sang các nước Châu Âu và đến Châu Á. Do đó chất lượng và giá tiền thì mắc nhất vẫn hàng hàng Japan > EU > Asian .
+ Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote. Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ.
+ Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như những tính năng vượt trội về điều hoà không khí thì hiện nay máy lạnh dân dụng có trang bị thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn hay gắn thêm bộ phận cung cấp gió ngoài lấy Oxy tươi (tuy nhiên chỉ áp dụng với môi trường sạch đồng quê)
+ Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29*C luôn luôn chính xác)
+ Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ lạnh trong vòng 45-1h . Sau hi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát. Chính vì có khả năng OverLoad cao nên máy sẽ dễ hỏng hóc hơn nếu chạy lâu trong tình trạng nhiệt độ phòng không xuống nổi (hoặc vô tình Set Temp trên Remote ở mức quá thấp ~ 16-18*C , do phòng ngủ không bao giờ xuống nổi 22*C nên dù Set dưới mức này cũng vô dụng). Hiểu nôm na ra là bạn đặt yêu cầu lạnh hơn nữa nhưng máy chạy PowerFul hoài không nổi thì bộ Board sẽ mau hư

2. Khuyết :
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy rất khó chịu về điện áp. Điều kiện ban đầu khi lắp đặt máy là bạn phải đáp ứng đúng chuẩn điện áp mà nhà sản xuất đề ra +- 5% . Cho nên khi lắp đặt Inverter bạn phải xác định được điện áp nguồn phải ở mức ổn định (có thể gắn ổn áp nếu cần thiết)
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên sẽ dễ hỏng hóc khi gặp thời tiết quá khắc nghiệt như cái nóng ban trưa như thiêu đốt, những ngày nóng ẩm liên tục. Mặc dù được thiết kế lắp đặt bên ngoài trời nhưng bạn cần phải chú ý vì nó chẳng khác gì bộ PC cao cấp khi bị phơi mưa phơi nắng ngày đêm.
+ Tỉ lệ sửa chữa thành công và linh kiện thay thế thấp do linh kiện mới ko có mà chỉ là linh kiện cũ sàng lọc lại cho nhau. Cụ thể hơn là nhà cung cấp hiện nay hầu hết chỉ bán nguyên máy chứ ko bán linh kiện lẻ.
+ Giá thành mắc gần gấp đôi so với loại máy Non-Inverter cùng công suất.
+ Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Tức phòng phải đúng chuẩn, lạnh nhanh rồi máy giảm công suất lại thì mới bền. Càng chạy PowerFul bao lâu thì máy càng giảm tuổi thọ bấy lâu. => khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh. Do đó trước khi mua máy công suất như thế nào phải xác định rõ phòng ốc như thế nào mới mua tương ứng công suất được.
+ Đòi hỏi chế độ bảo trì liên tục, định kì nhiều lần trong năm. Trung bình ít nhất 03 lần/năm
+ Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy.

B. Non-Inverter :
- Dân thợ hay gọi là MONO. Máy chỉ có chạy ở 1 chế độ duy nhất là PowerFul, do đó nếu bạn Set Temp là 16* hay 24*C thì độ lạnh cũng như nhau. Không có khả năng tiết kiệm điện. Cách nhận biết rất rõ : ở bộ phận bên trong của UnitOutdoor không có mạch điện tử, chỉ bao gồm 1 cục Capacitor cho Compressor và 1 Capacitor cho FANMotor.

1. Ưu :
+ Chạy cực kì lì lợm (nếu cứ 03tháng vệ sinh/lần thì chỉ biết rửa chứ ko biết hư, rất ít hư )
+ Cho phép chạy quá tải ở thời gian cao hơn so với Inverter (nghĩa là Inverter chết trước nó, nó thì fải vài tháng sau mới ngủm)
+ Linh kiện, hỏng hóc rất dễ nhận biết, sửa chữa bảo trì cũng dễ nốt
+ Giá thành máy khá rẻ, tầm hơn 4tr là có 1 bộ mới toanh 1.0HP
+ Sinh ra để luôn luôn chạy ở mức PowerFul. Đáp ứng được nhu cầu chạy quá tải hay chạy trong phòng kích thước lớn hơn so với máy (nếu phòng quá lớn so với công suất máy thì ko được đâu àh nha)

2. Khuyết :
+ Không có khả năng tiết kiệm điện. Lúc nào máy cũng chạy ở mức PowerFul
+ Do chỉ có duy nhất 1 con Sensor cảm ứng trên UnitIndoor nên Compressor dễ hỏng nếu bạn Set Temp Remote quá gần với nhiệt độ ban đầu của phòng . Vd : nếu temp phòng ban đầu của bạn là 30*C thì tốt nhất nên để ở mức 24-27*C . Nhằm hạn chế máy chạy ở tình trạng cúp tắt liên tục, có thể gây chết Compressor bất cứ lúc nào.
+ Đòi hỏi dây tải nguồn phải lớn do có trị số dòng Ampe rất cao. Trung bình thấp nhất phải dây 1.2mm đủ tải cho 1.0HP

----------------------

Cơ bản về Tủ lạnh
- Qui trình của tủ lạnh là quy trình khép kín. Toàn bộ các ống dẫn bên trong đều được hàn kín, ko có 1 khe hở nào làm cho khí Gas lọt ra được.
. Tủ lạnh cũng phân ra làm 2 loại :
1. Tủ Coil ( tủ đóng tuyết ) :
- Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết ( nút xoay tròn chỉnh temp trong tủ )
2. Tủ quạt ( tủ không đóng tuyết )
- Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A- Z. Bạn chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông.
- Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết.


--------------------
Những điều cấm khi đã sử dụng tủ lạnh

+ Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này ko khéo làm thủng giàn Coil => thủng là coi như mình đã "kết liễu" em nó đấy . Nếu lỡ bị thủng rồi thì cứ chuẩn bị tinh thần mua tủ mới hoặc cho làm lại với giá tiền cắt cổ ~ 5-800k mà lúc làm xong "dung nhan" em nó cũng chả lành lạnh gì .
+ Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì chơi riêng cho nó 1 cầu dao tầm 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sắm 1 cái Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có tgian để hồi toàn bộ lượng Gas khi bị ngắt đột ngột).
+ Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), cấm cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị Shock điện gây hư hỏng mát dây bên trong
+ Khi xê dịch tủ ngòai kiểu bê thẳng đứng thì lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30min (tgian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh)
+ Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che bít những mặt gián nóng xung quanh tủ. Vì do được thiết kế giàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt cho nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ. Chỗ nào nóng thì chỗ đó đừng che bít hay áp sát tường/tủ là OK


Cách khắc phục và cách bảo quản máy : (cần fải biết)
+ Thông thường theo ý nghĩ của người xài máy lạnh rất bị hạn chế, thường mắc fải 1 số sai lầm như sau :
* Về máy lạnh :
1. Mua hàng mới / cũ xài cả năm trời chả thèm vệ sinh hoặc bảo trì gì ráo : điều này sẽ khiến đuôi nóng (unit outdoor) giải nhiệt kém gây hư hỏng nặng, mà điều này là tối kị của điều hòa.
- Đối với hộ gia đình thì trung bình 3-4 tháng/ bảo trì 1 lần ( chạy 3-6h/ngày)
- Đối với văn phòng hành chánh thì từ 2-3 tháng / bảo trì 1 lần ( luôn chạy 8-10h/ngày)
- Đối với phòng kinh doanh internet hay bưu điện, show room, văn phòng nơi có nhiều bụi bặm, bụi vải thì 1 tháng/ bảo trì 1 lần
- Thông thường cứ 3tháng vệ sinh/lần. Cách rửa thủ công mà người nhà có thể làm là tháo 2 miếng lưới ở giàn lạnh ra rửa tạm thời (lưới sạch khiến gió rút vào mạnh để đẩy hơi lạnh ra ngoài tốt hơn). Còn về fần đuôi nóng thì nhà ai có vòi nước hoặc máy bơm rửa với lực mạnh thì có thể xịt thẳng vào đuôi nóng dưới góc từ 70-90* , xịt xéo quá thì khiến giàn nóng bị móp gây giải nhiệt kém (lúc đó fải lôi ra khưi cho thẳng àh)

2. Một khi máy có dấu hiệu lạnh kém hoặc ko lạnh (bật trong 30min) thì nên tắt cầu dao ngay và kêu thợ sữa chữa tới xem xét : nguyên nhân Gas bị xì đâu đó hoặc quạt đuôi nóng bị hư / hư capa gây ko lạnh. Điều này để lâu khiến Compressor chạy với Temp wá cao gây đứt mát dây => khỏi cứu luôn

3. Máy 02 cục thuộc loại xài Van nên ko thể kín tuyệt đối, chỉ ở mức tương đối nên cho phép xì Gas ở mức giới hạn. Thông thường thì máy tốt tầm 06tháng bơm Gas/lần hoặc 1năm/lần. Còn những máy mới xài 1-2 \tháng mà fải bơm Gas 1 lần thì nên coi lại đường ống hoặc Van nào đó bị rò rỉ (vấn đề này cần chấn chỉnh ngay vì Gas xì khiến máy chạy ở tình trạng OverHeat => gây hỏng mát dây )

4. Do khả năng tải Ampe là rất cao nên đòi hỏi điểm tiếp xúc điện phải tốt, ko được lỏng lẻo. Chắc cú thì phải xài CB riêng cho máy lạnh hoặc phích cắm nhưng là loại lớn. Mức chịu tải Ampe thấp nhất của máy lạnh luôn là ở 4Ampe mặc định, khả năng Start khi máy chạy sẽ ở mức thấp nhất là 20A cho 3-10s .
- Đây là điều kiện ban đầu mà nhiều người tiêu dùng ko để ý và cũng là điều khiến máy dễ hỏng hóc nhất do điện áp chập chờn trong khi máy hoạt động.


* Về tủ lạnh :
1. Thông thường phích cắm zin theo máy của tủ lạnh nó khá nhỏ. Tưởng chừng có thể cắm vào ổ cắm dân dụng chắc ăn nhưng ..... điều đó là hoàn toàn sai lầm. Hầu hết 90% tủ lạnh hư Compressor là do vấn đề phích cắm ko chặt, lỏng lẻo khiến Compressor rơi vào tình trạng cúp tắt liên tục gây hỏng mát dây bên trong. Nhận biết rõ vấn đề này thì nhìn vào ổ cắm có dấu hiệu bị nóng và khè thì đây là tín hiệu điện bị chập chờn trong lúc khởi động, cần phải thay Jack cắm khác chắn chắn hơn sớm.
- Tủ lạnh tuy có dòng Ampe chạy thấp nhưng nhược điểm lớn của Compressor cho tủ lạnh khó start hơn so với Compressor của máy lạnh. (Do chi tiết kĩ thuật làm của tủ quá nhỏ, nhỏ hơn gấp 2-3 lần so với chi tiết làm của máy lạnh). Thế nên để riêng cho tủ 01 cái CB riêng hoặc thay ngay 1 phích cắm loại tốt, dính chặt ko được lỏng lẻo khi cắm vào ổ cắm.

2. Khi xê dịch tủ trong quá trình vận chuyển thì tránh bê ngược tủ. Khi đã cố định vị trí đặt tủ thì cứ để yên tủ ít nhất 10-15min rồi hãy cắm điện. Nhằm cho lượng Oil đổ lên trên giàn ống trở về lại bên trong Compressor, tránh gây nghẹt hoặc hỏng bơm của Compressor.

3. Đối với loại tủ đóng tuyết (ko có FAN) thì khi xả đá tủ tuyệt đối không dùng bất kì vật nhọn nào chọt, cạy đá bên trong. Nhằm tránh tình trạng thủng giàn lạnh bên trong. Một khi bị thủng thì khả năng .... thay tủ mới gần như là 90% :kinhdi:

4. Do được thiết kế giàn nóng chìm trong tủ nên khả năng giải nhiệt của tủ rất bị hạn chế. Cho nên những bề mặt xung quanh của tủ khi chạy thì sẽ phát ra hơi nóng. Những bề mặt này ko được che đậy cũng như quá áp sát tường gây kém giải nhiệt. Khoảng cách an toàn cách xa vỏ tủ xung quanh những mặt nóng này tốt nhất là ở mức 10-15cm.

5. Trong quá trình xài tủ thì các cửa tủ phải luôn được đóng kín, nếu roong xung quanh tủ bị hở thì phải thay ngay. Vì khả năng tủ chạy bền hay ko phụ thuộc vào tình trạng kín hay hở. Nếu bị hở thì sẽ khiến Compressor luôn chạy ở tình trạng quá tải, nếu xảy ra quá lâu thì bộ cơ bên trong Compressor sẽ nhanh chóng hao mòn khiến tủ kém lạnh và dần .... cháy mát dây hoặc yếu bơm

Kích thước phòng tương ứng với công suất máy
* Tính tròn với phòng không bị nóng, không bị thoát nhiệt. Khả năng giữ nhiệt trong phòng là tối đa, ít thiết bị phát nhiệt.
- 30-35 m3 = 1.0HP
- 45-55 m3 = 1.5HP (trên thực tế chỉ là 1.25HP)
- 75-90 m3 = 2.0HP (trên thực tế chỉ là 1.75HP)

* Đối với phòng bị ánh nắng ban trưa chiếu trực tiếp thì lượng nhiệt tiêu hao đó là mất gần như 0.5HP. Cho nên cùng với diện tích phòng theo quy chuẩn ban đầu ta cộng thêm 0.5HP
- 30-35 m3 = 1.0HP + 0.5HP = 1.5HP
- 45-55 m3 = 1.5HP (trên thực tế chỉ là 1.25HP) + 0.5HP = 2.0HP
- 75-90 m3 = 2.0HP (trên thực tế chỉ là 1.75HP) + 0.5HP = 2.5HP

----------------------------------------------
Những điều không nên, không cần thiết phải làm khi sử dụng máy lạnh
1. Khi máy lạnh hoạt động tuyệt đối không nên bật quạt hút gió, trừ trường hợp phòng bị hôi, có mùi lạ. Khi hết mùi thì nên tắt quạt hút gió ngay. Do khả năng làm lạnh của máy chỉ có giới hạn làm lạnh dần không khí ngay tại phòng, cho nên lượng khí nóng trong phòng được lạnh dần khi không khí được giữ kín.
2. Khi máy hoạt động tránh bật quạt bàn, quạt trần. Vì hơi lạnh luôn nằm ở bên dưới ( theo quy luật lạnh luôn ở dưới, khí nóng ở trên) và hơi lạnh ngày càng được dồn về bên dưới (ngay chỗ ta ngồi) thì bạn sẽ cảm nhận được lạnh ngay. Hơn là quạt thổi làm xáo trộn khí nóng lạnh khiến mình sẽ không có cảm giác lạnh buốt khi không bật quạt.

----------------------------------------------
Khoảng cách an toàn, quy chuẩn ống máy chạy ổn định giữa UnitIndoor và Outdoor
1. Độ cao chênh lệch nhau giữa Indoor và Outdoor là +/- 5-7m ~ 2 tầng lầu
2. Chiều dài ống đồng nối khoảng cách giữa Indoor và Outdoor không bị thất thoát nhiệt hao phí trên đường ống từ 3-5m. Nếu kéo dài 10m thì mức tiêu hao công suất lạnh sẽ bị giảm từ 15-30% tuỳ theo mức cách nhiệt tốt của đường ống.
3. Ống đồng theo quy chuẩn cho công suất máy tương ứng : (nếu đi sai sẽ xảy ra tình trạng máy chạy không ổn định, cụ thể là kém lạnh)
+ Ống cho 1.0HP : chuẩn 6 + 10 Có hình bên dưới Topic)
+ Ống cho 1.5HP - 2.0HP : chuẩn 6 + 12 (Có hình bên dưới Topic)


- Vài thông tin chi tiết về các loại Gas được sử dụng phổ thông hiện nay.
1. Gas 12 ( R12 ) : có trị số nén là 88-90 Psi ở nhiệt độ 30*C
- Là loại gas dùng phổ biến nhất trong các loại tủ lạnh đời cũ. Tính chất hoá học có Toxic (độc) nhẹ. Gặp lửa xúc tác gây cháy có lửa màu xanh lá và toả mùi rất hắc (bình thường hít phải cũng thấy hôi rồi). Có thể gây choáng và nhức đầu nếu hít nhiều.
- Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon nên hiện nay đã có nhiều loại Gas thay thế cho R12 Vd : R134a, Mr.86, Mr.88
2. Gas 22 ( R22 ) : có trị số nén là 158-160 Psi ở nhiệt độ 30*C
- Là loại gas dùng phổ biến trong máy lạnh, máy điều hoà hiện nay. Có tính chất Toxic nhẹ tuy nhiên nếu cháy sẽ gây độc khi hít phải. Gây hại cho tầng Ozon và dần được thay thế bằng loại GasR410a. Tuy nhiên về giá thành cho máy đồng bộ thay thế R22 = R410a này còn quá mắc nên chưa thể đại trà được.
3. Gas134a (R134a) : là loại Gas thay thế cho R12. Cho nên có trị số nén tương đương ~ 90Psi at 30*C
- Dùng phổ biến cho nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay. Do bị ràng buộc về an toàn môi trường nên các tủ dùng R12 giờ đây thay thế bằng loại R134a
4. Gas 410a ( R410a ) : là loại Gas không gây độc, ko ảnh hưởng tới tầng Ozon. Hiện nay mình chỉ thấy ứng dụng của R410a trong các loại máy điều hoà Inverter là chủ yếu. Còn các loại phổ thông thường (Non-Inverter) thì chưa thấy xài R410a này.
-Trị số nén của R410a so với R22 là 1.6 => lấy trị số nén của R22 nhân cho 1.6 là ra trí số nén R410a (160 x 1.6 = 256 psi )
5. Gas 404 (R404) : dùng trong tủ cấp đông. Được thiết kế dành riêng áp dụng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ âm sâu hơn thiết bị đông xài R12 và R134a.
6. Gas R600 : sử dụng trong tủ lạnh dòng cao cấp hiện nay. Được ứng dụng trong các tủ lạnh loại Inverter, đem lại hiểu quả giữ lạnh lâu hơn, tiết kiệm điện hơn so với dòng Gas cũ trước đó là R12 và R134a

-------------------- Thông tin chi tiết hơn như công thức hoá học, nhiệt độ âm của từng loại Gas sẽ được cập nhật sau ^^ ----------------------

1. Do Gas là thành phần làm lạnh của thiết bị cho nên chất lượng của Gas cũng ảnh hưởng tới độ lạnh. Với loại Gas có chất lượng tốt sẽ làm cho máy chạy lạnh sâu hơn, máy nhẹ tải hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện hơn.
2. Tác dụng cụ thể và cách hiểu để so sánh từng loại Gas :
+ Với cùng 1 loại Gas nhưng không cùng 1 nhà sản xuất làm ra thì chất lượng đã khác nhau. Nói dễ hiểu hơn vd như cùng 1 tên loại Beer nhưng ta có rất nhiều hãng làm Beer như "Sài gòn, Ken, Tiger v.v..."
+ Nhà sản xuất Gas có chất lượng xịn nhất hiện nay (theo mình biết và thử nghiệm nhiều loại và so sánh chung với nhau). Cho độ lạnh cực sâu, làm cho máy chạy êm hơn, máy chạy tiết kiệm điện hơn. Dẫn đầu khu vực là Dupont của USA ! Không đối thủ cho loại Gas xịn nhất hiện nay. Tuy nhiên hiện nay Dupont nhái của China đại trà có chất lượng rất kém nên được sử dụng thay thế tạm thời là HoneyWell của USA
+ Theo sau đó là một số hãng với chất lượng thấp hơn nhưng được số đông ưa chuộng do giá thành rẻ hơn nhiều so với Dupont. Được liệt kê vài tên tuổi Gas như sau : Forance , Snowice, Sunair, R22 or 12 của Indian (noname, chỉ có ghi trên vỏ chai là R12 hoặc 22 rồi có thêm chữ Made in Indian. Không xác định được của hãng nào) . Nếu so sánh trong 4 loại Gas trung bình này thì mức độ tốt được tính như sau : 1. Forance, 2. Snowice, 3. Made In Indian 4. SunAir
+ Bèo nhất là loại Gas cũ được tái chế lại (Gas được sử dụng rồi được lọc lại). Vì là đã qua sử dụng và tái chế nên chất lượng bị giảm tới mức ko thể bình luận thêm gì được nữa. Dính phải loại Gas này thì máy lạnh kém, chạy rần (do phải nạp quá nhiều lượng Gas khiến máy bị tình trạng ì), chạy mức Ampe cao nên hao điện hơn.
+ Cái cuối cùng có thể bình luận cho sự khác biệt về các hãng làm Gas với nhau là tỉ lệ chênh lệch độ lạnh của nhau dao động từ mức 5-20% . Cụ thể hơn khi được sử dụng thì mức tải Ampe giảm từ 0,5 - 1Ampe => giảm khả năng hao phí tối đa P = U x I ~ 220vol x 1Ampe = 220W cho 1h tiêu thụ
=> Kết luận :
- Gas là 1 loại hỗn hợp khí và có sự "hao mòn" hay còn gọi là mất dần khả năng làm lạnh khi xài về lâu. Tuổi thọ trung bình cho 1 lần xài Gas nằm trong khoảng 2-3 năm là độ lạnh giảm đi đáng kể.
- Cách nhận biết và tỉ lệ người xài Gas xịn là rất thấp do Gas thuộc về bộ phận kĩ thuật và giá thành chênh lệch nhau khá nhiều nên số đông dân kĩ thuật chỉ dùng loại Gas phổ thông mà thôi. Tuy nhiên nếu trong vài trường hợp đặc biệt nếu cần thiết thì vẫn có người xài Gas xịn. Nhất vẫn là Dupont .... chưa có đối thủ

*************************

Tổng kết sự lựa chọn hàng trong năm cho người tiêu dùng . Sự lựa chọn số 1 là đây : Update 1/4 -2014
+ Non-Inverter : sử dụng GasR22
- Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP - 1.5HP - 2.0HP - 2.5HP. Mdeo lần lượt là 10N3KPX - 13N3KPX - 18N3KPX - 24SKPX
- Panasonic nhì bảng cho dòng 1.0HP - 1.5HP - 2.0HP - 2.5HP . Model lần lượt là KC9 - KC12 - KC18 - KC24. Tất cả các model có mã đuôi 3 chữ cuối M-N-P đều hoàn toàn tốt như nhau. Riêng có mã Q là 2014 của 2.0HP có UnitOutdoor làm bằng nhôm, loại này ko nên mua.
=> Kết : Với dòng Non-Inverter này thì hiệu năng giữa Toshiba và Panasonic là 9 với 10. Về hiệu quả kinh tế dựa theo nhu cầu gia đình thì chọn Panasonic là tối ưu nhất vì lý do :
1. Hiệu năng va độ bền cao ngang Toshiba
2. Giá thành rẻ hơn Toshiba khá đáng kể ~ 800-1tr5 tùy theo công suất máy.
+ Bật mí nhỏ : nếu bạn xác định mua Toshiba về dòng này thì có thể mua Carrier vì giữa Toshiba và Carrier xác định giống 100% nhau do là dòng hợp tác liên doanh (nên nhớ chỉ với dòng Non-Inverter thôi). Nghĩa là thay vì mua Toshiba bạn mua Carrier sẽ tiết kiệm được vài trăm K cho / 1 bộ và chất lượng vẫn không đổi.


+ Inverter : sử dụng GasR410a
- Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP - 1.5HP - 1.75HP - 2.0HP. Mdeo lần lượt là 10N3CV - 13N3CV - 16SKCV - 18SKCV
- Daikin thứ 2 cho dòng 1.0HP - 1.5HP - 2.0HP. Model lần lượt là FTKS25 - FTKS35 - FTKS50

- Sự lựa chọn hoàn hảo nhất là bạn mua TOSHIBA khi trong đầu bạn đang có suy nghĩ "Tiền không thành vấn đề" (chỉ né riêng mẫu Inverter 1.0HP 10SKCV ra mà thôi, còn mẫu 10N3CV thì ngược lại hoàn toàn Perfect )

************************************

- Nhận xét chi tiết vài model căn bản của thương hiệu :
1. Panasonic :
+ Non-Inverter : chạy êm, lạnh nhanh, kiểu dáng của 3 năm liền mẫu M-N-P-Q không khác nhau thứ gì . Nếu xét về chất lượng vật liệu thì mẫu M dẫn đầu, sau đó là 2 mẫu N - P (2 mẫu này ăn bớt 1/2 cái nắp cốp nhựa gắn ở Outdoor) . Trình tự Q 2014 - P 2013 - N 2012 - M 2011 . Mẫu Q hiện chỉ có hàng Inverter, mẫu này khác mẫu P ở thiết kế UnitOutdoor hoàn toàn . Hiện nay dòng Non-Inverter 2.0HP QKH đã hết thời hoàn kim vì sử dụng vật liệu nhôm thay vì đồng trước đây ở UnitOutdoor, điều này khiến giàn nóng mau bị xì khi tiếp xúc nắng mưa lâu ngày. Tỉ lệ sửa chữa gần như 0% nếu xảy ra sự cố xì xọt (tuổi thọ trung bình 2-3 năm)
+ Inverter : Chất lượng hiện nay thì đứng đầu là Toshiba. Về Panasonic hơn Daikin ở phần độ ổn định và hiệu năng làm lạnh sâu hơn ~ tiết kiệm điện hơn. Daikin thì năm nay model FTKS huyền thoại có phần lỗi board mạch hơi nhiều (thấy các model Daikin 2013 gặp lỗi khá nhiều)

_ Lần lượt các mã model của Panasonic :
+ KC : dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22
+ C : dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22 có thêm chức năng phát ion giúp bám bụi tốt hơn.
+ S : dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a . Đặc biệt dòng Board này sử dụng điện áp đầu vào 220-240vol nên ổn định hơn loại 200-220vol
+ TS : dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a - Model tên gọi mới của năm 2013 . Board mạch sử dụng điện áp nguồn 200-220Vol (đọc cái này thì thấy hãng nó bớt cái gì rồi đấy).
+ A : dòng máy lạnh Non-Inverter 2 chiều sử dụng GasR22
+ E : dòng máy lạnh Inverter 2 chiều sử dụng GasR410a


2. Toshiba :
+ Non-Inverter : tiền không thành vấn đề sẽ là câu "đam mê sự hoàn hảo"
+ Inverter : dòng 1.0HP quá ồn cho mẫu 10SKCV - quá êm cho mẫu N3CV model tuần tự là 10-13-16-18N3CV thì lại cực êm. Thành ra nếu chọn 1.0HP thì không nên lấy Toshiba model 10SKCV mà nên lấy model 10N3CV.
_ Lần lượt các mã model của Toshiba :
+ N3KPX : dòng máy lạnh 1 chiều Non-Inverter sử dụng GasR22
+ N3KCV : dòng máy lạnh 1 chiều Inverter sử dụng GasR410a


3. Daikin :
+ Non-Inverter : hết thời cho hoàn kim mẫu có đuôi là LV1 . Vật liệu Outdoor mỏng khiến chạy rần và rung khi hoạt động, sẽ ồn nhiều nếu Outdoor để sát tường kế bên.
+ Inverter : thời hoàn kim Daikin còn tí đỉnh vì món ăn bớt của Daikin ở dòng này là cái bát sắt treo Motor thổi gió ra ở Outdoor quá mỏng. Cho nên khi lắp dòng này chỉ cần để ý lúc chạy có bị cạ lồng hay không là OK. Riêng phần này là con nhà giàu hết hứng thú với Daikin rồi  .
_ Lần lượt các mã model của Daikin :
+ FTE : dòng máy Non-Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR22
+ FTKE hoặc KD : dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR22
+ FTKS : dòng máy Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR410a
+ FTXD : dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR22
+ FTXS : dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR410a
+ Mã số 25 - 35 - 50 - 60 đằng sau chữ model lần lượt có công suất 1.0HP - 1.5HP - 2.0HP - 2.5HP
=> Kết : nếu xác định mua Inverter thì chỉ nên mua dòng sử dụng GasR410a là model FTKS thay vì mua FTKD (Gas22). Do khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện của dòng R22 thấp. Tính theo số tiền bỏ ra chênh lệch không đáng nên sự lựa chọn tốt nhất vẫn là FTKS R410a

Những model không nên mua vào năm nay : Update 1/4/2014
* Daikin : dòng Non-Inverter toàn bộ mã đuôi có chữ LV1 => kết cấu đã bị ăn bớt mỏng khiến máy chạy rần không êm gây ức chế. Kèm theo đó là độ lạnh kém hơn nhiều so với model trước năm 2012.
* Panasonic :
+ Model Inverter có mã TS => cấu tạo board mạch đã giảm đi rất nhiều cụ thể dòng điện ngưỡng 220-240 (Model Inveter mã S) nay còn 200-220Vol . Kèm theo đó vẫn là chuyện giàn lạnh có chất liệu mỏng gây xì nếu hoạt động trong môi trường ô nhiễm có Axit mạnh (vd : gần bờ kênh, tiệm hớt tóc, phòng thí nghiệm ).
+ Model Non-Inverter 2.0HP có mã đuôi QKH (Date 2014) : cấu tạo UnitOutdoor có bộ khung tản nhiệt hoàn toàn bằng nhôm, kết cấu nhìn như két nước xe hơi phóng lớn. Đặc tính chịu ăn mòn thấp và gây xì xọt rất cao. Tuổi thọ trung bình tầm 2-3 năm là bỏ hoàn toàn ko có sửa chữa hay thay thế được.
* Sharp : model Non-Inverter A9PEW : cấu tạo board mạch điện áp còn 200-220Vol (cũng ko đáng lo lắm) nhưng cái lo nhất là kích thước giàn lạnh chỉ còn 1/2 so với phiên bản chuẩn. Nghĩa là trong quá trình sử dụng thì bảo trì nhiều lần sẽ gây hư hại nhanh về giàn lạnh và không có khả năng khắc phục được. Thêm vào đó là model đời mới nhất 2013 (mình ko nhớ rõ model mới nó mã nào nhưng chỉ xác định là cái lá đảo gió Indoor nó bằng nhỏ hơn loại model PEW có kích thước lá đảo to bằng bàn tay. Model mới này tuyệt đối không mua vì giàn nóng nó bằng nhôm (AL) chứ ko phải bằng đồng, bằng nhôm thì chỉ cần va quẹt nhẹ hay bị xì là bỏ luôn không sửa chữa được. Kí hiệu phân biệt Sharp mã Indoor là AH kèm theo đuôi cuối có chữ S => 1.0HP là AH-A09PEWS, còn mã Outdoor là AU-A09PEW
* LG : toàn bộ model Non-Inverter có mã đuôi ENA : cấu tạo giàn nóng hoàn toàn làm bằng nhôm, 1 điều tối kị cho môi trường VietNam vì nhiều lý do : lá nhôm xếp lớp dễ dập móp, khả năng xì rất cao ~ tuổi thọ cực thấp, khả năng sử lý xì xọt khi sự cố là 0%. Tính tuổi thọ trung bình cho máy có cấu tạo giàn nhôm này không quá 02 năm => tính theo trung bình ngày sử dụng 8h/ngày.

"Đôi lời về chất lượng máy nội địa Japan"
- Như mọi người được biết là hàng Japan luôn luôn có chất lượng hàng đầu hiện nay. Về máy móc đúng quả thật là tiêu chuẩn và yêu cầu còn cao hơn cả EU (cho nên về hàng VN mọi người đừng so sánh chi cho mệt).
- Chuẩn điện áp cho dòng điện tử Japan là 100Vol và 200vol (cho sai số +-5% ổn định và cho lố + 10% so với Vol định mức - tức sai số thấp hơn 10% máy chạy không ổn định ). Vấn đề tại sao lại có 2 mức điện áp lệch nhau nhu vậy thì các bạn nên hiểu rằng là với mức điện áp 100Vol thì đòi hỏi dây tải phải lớn so với mức điện áp 200vol. Việc này hiểu sâu ra là khu nào sử dụng điện 100Vol là dành cho dân giàu (100vol giật ít chết người hơn 200vol). Thành ra với máy nào có nhãn 200vol là dành cho khu dân nghèo. Riêng về phần này mình có suy luận Logic như vậy, bạn nào thông suốt hơn xin chỉ giáo thêm
- Hàng Japan đều có chuẩn Non-Inverter lẫn Inverter hẳn hoi. Nhưng phổ thông họ vẫn sử dụng Inverter mục đích là tránh hao phí điện năng và cần độ êm ái khi vận hành (dân Nhật rất ghét tiếng ồn - vì ồn có thể bị kiện). Do đó với máy Inverter Japan thì độ êm khi vận hành là gần như không có tiếng ồn.
- Chất lượng tuổi thọ trung bình cho một thiết bị Japan từ 5-10 năm sử dụng là bình thường. Theo kinh nghiệm sử dụng và buôn hàng Japan mình thấy rất rõ điều này (chỉ áp dụng cho máy có ghi rõ Made in Japan ). Tuy nhiên vẫn có máy Made in China là sử dụng tốt tương đương nhưng các model này chiếm tỉ lệ rất ít. Với model Made in China thì tuổi thọ trung bình không quá 5-6 năm. Cho nên xét về khía cạnh này bạn ngấm ngầm hiểu rằng khi mua đồ Japan cũ nó cũng có Date sử dụng hẳn hoi.
- Công nghệ được sử dụng cho hàng Japan hoàn toàn là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cho nên việc sửa chữa hay thay thế linh kiện khi hư hỏng là điều hoàn toàn khó khăn, nếu không nói quá là không thể sửa khi hỏng những con Chip đặc biệt trên board mạch. Thành ra kĩ thuật sửa chữa tại VN hiện nay chỉ nằm trong phạm vi hư hỏng căn bản thôi chứ chuyên sâu là không sửa được.
- Với cấu tạo nguyên vật liệu của hàng Japan khi so với hàng nhập khẩu VN thì chất lượng được đánh giá Japan 10 - VN 6 (về độ dày vật liệu). Thành ra khối lượng của máy Japan nặng hơn rất nhiều so với máy được sản xuất cho thị trường VN. Vd : Indoor Japan nặng 13Kg, hàng VN chỉ nặng .... 9Kg  
=> Kết : về hàng mới Japan thì sử dụng là điều tuyệt vời. Không có gì phải phàn nàn về chất lượng cả

_ Sau đây nói về đôi điều hàng cũ Japan - Tức hàng bãi kho, bãi rác Japan tập kết về VN
+ Đã nói là hàng bãi, hàng dạt thì 100% bất kì máy nào cũng có lỗi. Không lỗi nhiều thì ít, do đó khi mua về bạn phải biết rõ rằng máy bị hư điểm nào và điểm hư hỏng đó có ảnh hưởng gì khi mình sử dụng không. Vd : máy lạnh Inverter Japan chỉ xài sưởi, ít khi xài lạnh. Về VN mình thì xài lạnh không xài sưởi => dân mình thấy lạnh kêu VERY GOOD GOOD  (trong khi bộ phận sưởi lại có vấn đề) .
+ Xét về mức độ chuẩn của Japan theo thang 10 tuyệt đối thì đối với dân VN mình thì điểm tuyệt đối chỉ đạt thang 7 - Tức 3 điểm còn lại dân mình thuộc dạng mù thông tin hoặc không quan tâm (nhưng với dân Nhật thì họ lại quan tâm).
+ Chất lượng phụ thuộc hoàn toàn 100% vào người kĩ thuật chọn lựa và biết cách Test cụ thể. Do đó phạm vi hiểu biết về máy này có thể nói là không thợ nào giống thợ nào (trừ khi họ là kĩ thuật bản xứ Japan).
+ Công nghệ chính của Japan là điện tử nên với hàng bãi sử dụng hư hỏng liên tục là điều hiển nhiên. Khả năng sửa chữa chiếm tỉ lệ 50/50 nhưng tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu chọn hàng Made in Japan với Date nào cao nhất có thể.
+ Về thiết bị hư hỏng dễ thở nhất trong hàng Japan mình thấy chỉ có "Điều hòa dân dụng và nồi cơm điện". Chua nhất trong ngành Japan này là "Máy giặt và tủ lạnh" . Do khối lượng cồng kềnh và board mạch quá đặc chủng cao cấp nên thợ rất khó sửa khi nó hư hỏng. Với mảng khó này mình luôn luôn chuyển hướng cho các bạn mua đồ mới chứ không khuyến cáo mua cũ (vì quan niệm 1 đời mình chục đời nó mà lo gì). Với lại giá cả mua hàng Japan ở mảng này không hề rẻ so với hàng mới, nếu nói không quá nhiều khi mua cũ còn mắc hơn cả đồ mới mà rủi ro đồ cũ lại quá cao.
=> Kết : đồ cũ Japan chỉ ứng dụng tốt cho hiệu quả kinh tế rẻ tiền thì chơi, còn nếu đua đòi thì nên mua đồ mới chứ đồ cũ nói trắng ra là hàng thải của Japan rồi. Japan hiện giờ không giống như hồi xưa trước năm 2000 xài sang bỏ đi nữa đâu. Giờ tỉ lệ hàng chết kho bãi là 10 cái chết 4-6 cái rồi . Đây là lời kết ngắn gọn cho hàng cũ "Rẻ thì mua, mắc bằng đồ mới thì mua đồ mới. Còn không thì theo kiểu - Liều ăn nhiều"

******************************************

Quy chuẩn ống đồng cho các hiệu máy. Phần này dành thêm cho các ông thầu nhà thầu cần xem xét lại để biết chính xác gắn máy nào phù hợp.
1. Panasonic :
* Non-Inverter : Model KC / C
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/12.7
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7 . Riêng model 2.0HP date 2014 mã đuôi QKH sử dụng ống 6/16
* Inverter : Model TS
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/12.7
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7 (dành cho mã M-N-P). Date 2014 mã Q sử dụng ống 6/16
2. Daikin :
* Non-Inverter : Model FTE
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/12.7
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7
* Inverter : Model FTKS
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/10
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7
3. Toshiba :
* Non-Inverter : model N3KPX
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/12.7
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7
* Inverter : model N3KCV
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/10
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7
4. Fujitsu/General :
* Non-Inverter :
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/12.7
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7
* Inverter :
+ 1.0HP sử dụng ống 6/10
+ 1.5HP sử dụng ống 6/10
+ 2.0HP sử dụng ống 6/12.7

[You must be registered and logged in to see this link.]
phamduyminh
phamduyminh

Tổng số bài gửi : 154
Points : 421
Reputation : 0
Join date : 03/05/2009
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết