DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia

2 posters

Go down

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia Empty Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia

Bài gửi  duyminh Tue Jun 22, 2010 4:10 pm

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia LogoDMS

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia

**** Qui định đánh số thiết bị trong hệ thống điện:
1. Qui định chữ số đặc trưng cho cấp điện áp:
- Điện áp 500KV: lấy chữ số 5
- Điện áp 220KV: lấy chữ số 2
- Điện áp 110KV: lấy chữ số 1
- Điện áp 66KV: lấy chữ số 7
- Điện áp 35KV: lấy chữ số 3
- Điện áp 22KV: lấy chữ số 4
- Điện áp 15KV: lấy chữ số 8
- Điện áp 10KV: lấy chữ số 9 (điện áp đầu máy phát điện, máy bù đồng bộ > 10KV đều lấy số 4).


- Điện áp 6,6KV: lấy chữ số 6 (điện áp đầu máy phát điện, máy đồng bộ < 10KV đều lấy số 4).
2. Thanh cái: Tên thanh cái được qui định gồm các ký tự:
- Ký tự thứ nhất lấy chữ C.
- Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy theo qui định ở mục 1.
- Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái đường vòng.
 Ví dụ:
• C12: biểu thị thanh cái 2 điện áp 110KV.
• C21: biểu thị thanh cái 1 điện áp 220KV.
• C29: biểu thị thanh cái đường vòng điện áp 220KV.
3. Máy cắt: Tên của máy cắt được qui định gồm các ký tự:
- Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo qui định ở mục 1
• Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K, còn ký tự thứ 2 đặc trưng cho cấp điện áp.
- Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được qui định như sau:
+ Máy cắt máy biến ápM: lấy số 3.
+ Máy cắt của đường dây: lấy số 7 và số 8.
+ Máy cắt MBA tự dùng: lấy số 4.
+ Máy cắt đầu cực máy phát điện: lấy số 0.
+ Máy cắt máy bù quay: lấy số 0.
+ Máy cắt của tụ điện: lấy số 0.
+ Máy cắt của kháng điện: lấy số 0.
- Ký tự thứ ba (bốn đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự 1, 2, 3...
- Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là 00.
- Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái.
Lưu ý: Khi đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẽ thì đánh số thứ tự lẽ.
Ví dụ:
- 371: biểu thị máy cắt đường dây 35KV mạch số 1.


- 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp 110KV (T1).
- 641: biểu thị máy cắt máy biến áp tự dùng điện áp 6KV.
- 903: biểu thị máy cắt máy phát điện số 3, điện áp >10KV.
- K602: biểu thị máy cắt của kháng điện số 2 của thanh cái, điện áp 6KV.
- 100: biểu thị máy cắt 110KV đường vòng: (máy cắt nối giữa hai thanh cái với thanh cái đường vòng).
4. Máy biến áp: Tên của máy biến áp được qui định gồm các ký tự:
- Một hoặc hai ký tự đầu được qui định như sau: Đối với máy biến áp kực ký hiệu là chữ T, đối với máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là chữ AT, đối với máy biến áp tự dùng ký hiệu là TD.
- Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp.
Ví dụ:
- T1: biểu thị máy biến áp số một.
- T2: biểu thị máy biến áp số hai.
- TD1: biểu thị máy biến áp tự dùng số một.
- AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số một.
5. Kháng điện: Tên của kháng điện được qui định gồm các ký tự:
- Hai ký tự đầu là chữ KH, riêng kháng điện trung tính ký hiệu là KT.
- Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo qui định ở mục 1.
- Ký tự thứ 4 là số 0.
- Ký tự thứ 5 là thứ tự của mạch mắc kháng điện.
Ví dụ:
- KH504: biểu thị kháng điện 500KV mắc ở mạch số 4.
- KT303: biểu thị kháng điện trung tính 35KV mắc ở trung tính máy biến áp số 3.
6. Tụ điện: Tên của tụ điện được qui định gồm các ký tự:
- Ba ký tự đầu: đối với tụ bù dọc lấy các chữ là TBD, đối với tụ bù ngang lấy các chữ là TBN.
- Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo qui định ở mục 1.
- Ký tự thứ 5 là số 0.
- Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện.
Ví dụ:
- TBD501: biểu thị tụ bù dọc điện áp 500KV mắc ở mạch số 1.
- TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35KV mắc ở mạch số 2.

7. Máy biến điện áp: Tên của máy biến điện áp được qui định gồm các ký tự:
- Hai ký tự đầu là TU.
- Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
- TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110KV 171.
- TUC22: biểu thị máy biến điện áp thanh cái số 2 điện áp 220KV.
- TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của MBA T2 phía 500KV.
8. Máy biến dòng điện: Tên của máy biến điện áp được qui định gồm các ký tự:
- Hai ky ùtự đầu là TI
- Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biên dòng điện đấu vào.
Ví dụ: - TI 371: biểu thị máy biến dòng cấp điện áp 35KV nối với MC 371.
9. Chống sét: tên của chống sét được quy định gồm các ký tự:
- Hai ký tự đầu lấy chữ CS.
- Ký tự thứ 3 là dấu phân cách (-)
- Tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ.Đối với thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau 03 ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp thêm hai ký tự để phân biệt là dấu phân cách (-)và số 0.v
Ví dụ:
- CS-1T1: biểu thị chống sét của MBA T1 phía điện áp 110KV.
- CS-2T1-0: biểu thị chống sét mắc vào trung tính MBA T1 cuộn 220KV.
10. Dao cách ly liên quan của máy cắtD, kháng, tụ và TU:
Tên dao cách ly được quy định gồm các ký tự:
- Ký tự đầu là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
- Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
+ dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự cuả thanh cái nối với dao cách ly.
+ dao cách ly đường dây: lấy số 7.
+ dao cách ly nối với MBA, kháng điện: lấy số 8.
+ dao cách ly nối với thanh cái vòng: lấy số 9.
+ dao cách ly nối tắt một thiết bị (máy cắt, kháng tụ..) lấy số 0.
+ dao cách ly nối với phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó.
Ví dụ:
- 331-3: biểu thị dao cách ly của MBA T1 điện áp 35KV.
- K601-1: biểu thị dao cách ly kháng số 1, cấp điện áp 6KV, nối với phân đoạn thanh cái số 1.
- 275-0: biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.
11. Dao trung tính nối đất MBA:
Tên dao cách ly trung tính nối đất MBA được quy định gồm các ký tự::
- Ký tự thứ nhất: đặc trưng cho cấp điện áp.
- Ký tự thứ hai: lấy số 3.
- Ký tự thứ ba: lấy theo số thứ tự của MBA.
- Ký tự thứ tư: dấu phân cách.
- Ký tự thứ năm: số 0.
Ví dụ: 131-0: Biểu thị dao nối đất trung tính MBA phiá 110KV.
12. Cầu dao trung tính MBA nối với cuộn dập hồ quang, điện trở nối đất trung tính, cầu dao kháng trung tính:
Tên cầu dao trung tính MBA nối với cuộn dập hồ quang, điện trở nối đất trung tính, cầu dao kháng trung tính được quy định như sau:
- Các ký tự đầu lấy tên của máy cắt kháng trung tính, cuộn dập hồ quang (Trong thực tế có thể không có máy cắt nhưng khi đánh dấu vẫn coi là có máy cắt) hoặc tên điện trở nối đất trung tính MBA, tiếp theo là dấu phân cách (-).
- Ký tự tiếp theo lấy số 3.
Ví dụ:
- K301-3: biểu thị dao trung tính cuộn 35KV của MBA T1 nối với cuộn dập hồ quang.
- R1T1-3: biểu thị dao trung tính cuộn 110KV của MBA T1 nối với điện trở nối đất trung tính MBA.
13.Dao tiếp địa:
Tên cầu dao tiếp địa được quy định gồm các ký tự:
- Các ký tự đầu là tên cầu dao (hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp) có liên quan trực tiếp.
- Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau:
+ Tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6.
+ Tiếp địa của MBA, kháng điện, TU lấy số 8.
+ Tiếp địa của máy cắt lấy số 5
+ Tiếp địa của thanh cái lấy số 4.
Ví dụ:
- 371-76: biểu thị cầu dao tiếp địa ngoài đường dây 371.
- 331-38: biểu thị cầu dao tiếp địa của MBA T1 về phía 35KV.
14.Điện trở nối đất trung tính MBA:
Tên các điện trở trung tính MBA được quy định gồm các ký tự:
- Ký tự thứ nhất là chữ R biểu thị là điện trở.
- Ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
- Tiếp theo là tên của MBA mà R được đấu vào.
Ví dụ:
R1T1: Biểu thị điện trở trung tính MBA T1 đấu vào trung tính cuộn 110KV.
R2T2: Biểu thị điện trở trung tính MBA T2 đấu vào trung tính cuộn 220KV.
15. Đánh số thiết bị đóng cắt ở các nhánh rợ, các phân đoạn giữa đường dây:
Các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn giữa đường dây ký hiệu như sau:
- Đối với máy cắt: các ký tự đầu đánh số máy cắt quy định đánh số ở trên.
- Đối với cầu dao phân đoạn đường dây hoặc cầu dao nhánh rẽ: các ký tự đầu lấy số cột tại điểm đặt cầu dao, tiếp theo là dấu phân cách (-),sau đó là ký tự đặc trưngcho cấp điện áp.Đối với các cầu dao phân đoạn đường dây đặt tại trạm điện không có máy cắts, việc đánh số dao được thực hiện như có máy cắt.
- Các ký tự cuối cùng là tên địa danh chỗ phân đoạn hoặc nhánh rẽ.
Ví dụ:
- 371XX: Biểu thị máy cắt 371 ở nhánh rẽ XX điện áp 35KV.
- 267-1XX: biểu thị cầu dao dường dây 110KV ở cột số 267 rẽ nhánh tại địa danh XX.
- 267-16XX: biểu thị cầu dao tiếp địa đường dây 110KV åí cäüt säú 267 reî nhaïnh taûi âëa danh XX.

Download:
Quy trinh thao tac he thong dien quoc gia.doc
Quy trinh thao tac HTD 2007.doc

[You must be registered and logged in to see this link.]


Được sửa bởi duyminh ngày Thu Jul 08, 2010 6:56 pm; sửa lần 1.
duyminh
duyminh

Tổng số bài gửi : 2887
Points : 5567
Reputation : 83
Join date : 12/09/2008
Age : 43
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

http://www.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia Empty cam on

Bài gửi  tuyenpvd Thu Jun 24, 2010 10:15 am

cam on

tuyenpvd

Tổng số bài gửi : 2
Points : 5
Reputation : 3
Join date : 24/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết