DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

Máy lạnh là cái gì?

Go down

Máy lạnh là cái gì? Empty Máy lạnh là cái gì?

Bài gửi  duyminh Mon Sep 15, 2008 1:47 pm

Máy lạnh là cái gì? LogoDMS

Máy lạnh là cái gì? Maylanh1oo4

Máy lạnh là cái gì? Maneuropvi7
Máy lạnh là cái gì? 14024355992_64be39ee31_o
Máy lạnh là cái gì? 14028012974_c1faede967_o
Máy lạnh là cái gì? 14028019634_f48111fc96_o

Máy lạnh là cái gì? 14004457916_db4ab705ec_o
Máy lạnh là cái gì? 14004458746_301f9b3b44_o
Máy lạnh là cái gì? 14004459346_25cf7908e8_o

Máy lạnh là cái gì? 14047589763_4e17fc2e32_o
Máy lạnh là cái gì? 14024378642_5e1d2979c9_o

Máy lạnh là cái gì?
Máy điều hoà nhiệt độ là một cái bơm nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) sang nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên.

Ở những vùng khí hậu nóng quanh năm như miền Nam Việt Nam thì máy ĐHNĐ chỉ bơm nhiệt theo một chiều duy nhất là từ trong nhà ra ngoài trời, nên thường gọi là máy lạnh. Ở miền Bắc Việt Nam, máy ĐHNĐ bơm nhiệt theo hai chiều: mùa hè bơm nhiệt từ trong nhà ra ngoài trời, mùa đông bơm nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà.

Giới hạn
Máy ĐHNĐ chỉ làm việc được khi nơi thoát nhiệt không nóng hơn 48°C và nguồn nhiệt không lạnh hơn 5°C; vượt quá giới hạn đó thì máy ĐHNĐ không bơm nhiệt được. Như vậy, mở máy lạnh khi ngoài trời nóng khoảng 48°C thì chỉ tốn điện vô ích. Tương tự, nếu nhiệt độ ngoài trời trong mùa đông thấp hơn 5°C thì mở máy ĐHNĐ cũng vô ích. Một số máy ĐHNĐ sẽ tự động ngừng làm việc khi phát hiện ra tình trạng quá giới hạn đó. Có khi nhiệt độ không khí ngoài trời chưa tới 48°C nhưng giàn nóng bị nắng rọi hoặc không đủ thoáng để thoát hơi nên nóng lên, do đó nên che nắng và thoát hơi cho giàn nóng.

Công suất và hiệu suất
Công suất của máy ĐHNĐ thường được ghi theo đơn vị Btu/h. British thermal unit (Btu hay BTU): năng lượng cần thiết để 1 pound (454g) nước tăng lên 1°F. 1Btu ≈ 1055J = 0,293Wh. Máy ĐHNĐ nhỏ nhất thường thấy ở Việt Nam có công suất 9.000Btu/h (≈2,6375KW) và thường được gọi là 1 ngựa (sic). Ở các nước khác có bán máy ĐHNĐ nhỏ hơn (khoảng 4.000-5.000Btu/h vừa đủ dùng cho 1 phòng khoảng 45m³ hay 15m²). Có lẽ ghi theo Btu/h thì có con số 9.000 đẹp hơn số 2,6375KW nên nhà sản xuất chỉ ghi theo Btu/h, mặc dù phần lớn người tiêu dùng Việt Nam không biết Btu/h là gì. Thật ngạc nhiên là nhiều người (kể cả ở các nước Đông Nam Á và Mỹ) dùng đơn vị ngựa để chỉ công suất máy lạnh, 1 ngựa tương đương 9.000Btu/h; mặc dù không có gì cho thấy sự liên quan giữa 1 HP và 9.000Btu/h. Một đơn vị khác liên quan đến máy lạnh là ton of refrigeration (tấn lạnh); đó là lượng nhiệt làm tan một short ton (907KG) nước đá chia cho số giây trong một ngày, một tấn lạnh tương đương 12.000Btu/h.

Số Btu/h đó là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy ĐHNĐ chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Công suất tiêu thụ điện của máy ĐHNĐ 9.000Btu/h khoảng 0,97KW; tức là hiệu suất của máy khoảng 2,72 lần. Máy tốt hơn-ít hao điện hơn thì hiệu suất có thể lên đến hơn 3 lần. Máy (có công suất) lớn hơn thường có hiệu suất cao hơn.

Máy lạnh inverter
Các máy lạnh đời mới có mạch điện inverter, để điều chỉnh giảm được công suất, chỉ tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng chứ không tiết kiệm điện hơn loại máy thường như vẫn được quảng cáo. Nhờ giảm được công suất nên khi đã đạt đến nhiệt độ đã chọn trước, máy lạnh inverter sẽ tự giảm công suất sao cho lượng nhiệt bơm ra ngoài đúng bằng lượng nhiệt truyền vào phòng và sinh ra trong phòng, như vậy nhiệt độ trong phòng sẽ không thay đổi, rất dễ chịu cho người dùng. Còn loại máy lạnh thường sẽ ngưng bơm khi đã đạt đến nhiệt độ đã chọn, và lượng nhiệt bên ngoài truyền vào phòng cũng như sinh ra trong phòng sẽ làm nhiệt độ trong phòng tăng lên từ từ; khi nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ đã chọn 1 độ, máy lạnh sẽ bắt đầu bơm nhiệt trở lại với công suất cố định của nó; vậy là nhiệt độ trong phòng sẽ lên xuống đều đặn quanh nhiệt độ đã chọn. Mặc dù nhiệt độ trong phòng chỉ thay đổi có 1 độ, nhưng những người nhạy cảm cũng sẽ cảm thấy không dễ chịu lắm.

Làm khô không khí
Một tác dụng phụ của máy lạnh là làm giảm độ ẩm không khí trong phòng, làm cho người cảm thấy dễ chịu hơn. Độ ẩm tương đối thích hợp cho người ở trong khoảng 30% tới 60%. Hầu hết các máy lạnh thời nay đều có chế độ làm khô không khí. Tuy nó thật sự làm giảm lượng hơi nước trong không khí nhưng nó không có bộ phận đo độ ẩm không khí, không có cách kiểm soát độ ẩm tương đối. Do đó nó chỉ làm việc theo một chu trình cố định là chạy máy bơm trong vài phút rồi ngừng bơm trong vài phút. Trong những phút máy bơm chạy, hơi nước trong không khí được làm lạnh trong máy sẽ ngưng tụ lại và chảy ra khỏi phòng theo ống dẫn. Tỉ lệ giữa thời gian chạy và thời gian ngừng máy bơm thay đổi theo nhiệt độ người dùng chọn trên bộ điều khiển từ xa. Với một ẩm kế rẻ tiền của Trung Quốc (ẩm kế và nhiệt kế chỉ kim, vỏ nhựa, giá 50.000₫), ta có thể dễ dàng thấy tác dụng phụ của máy lạnh. Độ ẩm tương đối trong mùa mưa ở Sài Gòn thay đổi trong khoảng 65% vào lúc trưa nắng tới 100% vào lúc sáng sớm.
Trong giờ làm việc buổi sáng, độ ẩm tương đối ngoài trời khoảng hơn 70%, trong phòng làm việc có nhiều người và máy tính toả nhiệt nên máy lạnh chạy liên tục và nhiệt độ trong phòng khoảng 26-28°C, độ ẩm khoảng 45-60%.
Sau 10 giờ tối, độ ẩm tương đối ngoài trời khoảng 80%, máy lạnh chạy chế độ làm khô không khí trong phòng chỉ làm giảm độ ẩm xuống khoảng 70%.

Dùng sai!
Rất nhiều người dùng máy lạnh tưởng lầm rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn trên bộ điều khiển từ xa (ĐKTX) sẽ làm máy chạy mạnh hơn (tăng công suất) và phòng mau mát hơn. Khi thấy trong phòng không mát thì sẽ có người cầm ngay lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16°C! Họ không biết rằng công suất của máy lạnh là có hạn, khi trong phòng không đủ mát tức là máy lạnh không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 25°C hay 16°C cũng không thể thay đổi nhiệt độ thực tế. Trong trường hợp máy lạnh đủ công suất làm mát phòng thì nó cũng cần 15-30 phút để giảm nhiệt độ trong phòng, nhiều người mở máy lên được vài phút chưa thấy mát liền lấy bộ ĐKTX và chọn xuống 16°C cho mau mát! Đó cũng là cách dùng sai, dù cho chọn nhiệt độ 25°C hay 16°C thì phòng cũng không mau mát hơn. Trong trường hợp này, chọn nhiệt độ 16°C còn tự gây phiền là sau đó lại phải mất công cầm bộ ĐKTX để tăng nhiệt độ lên và máy đã tốn không ít điện để làm mát phòng quá mức. Tất cả những thói quen sai đó là do người dùng không hiểu bản chất của máy ĐHNĐ. Máy ĐHNĐ không giống cái quạt máy. Ta có thể thấy tác dụng ngay khi ta điều chỉnh tốc độ quạt máy, nhưng ta không thể thấy tác dụng ngay khi ta chỉnh nhiệt độ ở máy ĐHNĐ. Bộ ĐKTX đã làm cho người ta ít dùng đến tay chân, lại còn làm cho người dùng hiểu sai bản chất của máy!

Người quen ở vùng nhiệt đới sẽ hoàn toàn cảm thấy dễ chịu trong nhiệt độ khoảng 25-27°C, đặt máy lạnh dưới 25°C là phí điện và thậm chí có thể gây bệnh.
duyminh
duyminh

Tổng số bài gửi : 2887
Points : 5567
Reputation : 83
Join date : 12/09/2008
Age : 42
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

http://www.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Máy lạnh là cái gì? Empty Re: Máy lạnh là cái gì?

Bài gửi  duyminh Thu Nov 06, 2008 5:03 pm

Cách xác định máy lạnh có dùng Inverter hay không:
Bạn cứ lấy đồng hồ đo (A) ra đo là biết ngay có phải là Inverter hay không liền. Nếu máy chạy trong khoảng từ 8,5 đến 9(A) thì máy của bạn đúng chính xác là loại 18000Btu và khi đủ độ lạnh máy nén của bạn chạy 4(A) là chính xác máy của bạn là loại Inverter. Còn qua các phép đo mà nó cứ chạy từ 8,5 đến 9(A) và tắt luôn (máy nén) thì loại của bạn là loại tiêu chuẩn (Standard - Non-inverter)/Chỉ làm lạnh 1 chiều (Cooling Only).

Công suất lạnh: 1HP --> 9000 BTU --> 2.63764 KW

Công suất điện: 2.63764 KW / 2.4 = 1.09 KW


----------------------

Công suất lạnh: 2HP --> 18000 BTU --> 5.275279 KW

Công suất điện: 5.275279 KW / 2.4 (2.4 low --> 2.7 high) = 2.19 KW

---------------------------

Công suất lạnh: 3HP --> 27000 BTU --> 8.792132 KW

Công suất điện: 8.792132 KW / 2.4 (2.4 low --> 2.7 high) = 3.66 KW

------------------------------------------------------------------------------------
Chọn theo kinh nghiệm:
- máy 1HP (9.000 Btu/h) dùng cho phòng có diện tích từ 12-15 m2
- 1.5HP (12.000 Btu/h) --> 16-20 m2
- 2.0 Hp (18.000 Btu/h) --> 20-30 m2
- 3.0 Hp (24.000 Btu/h) --> 30-35 m2

Tính toán thực tế:
_ Thể tích phòng : V= d *r*h ( m3 ) ( d : chiều dài phòng m , r : chiều rộng phòng m , h : chiều cao của phòng m )
Ta có 1m3 = 200BTU mà công suất máy nén là 1HP =9000 BTU
=> Ta có công thức HP = (V* 200)/9000

------------------------------------------------------------------------------------
duyminh
duyminh

Tổng số bài gửi : 2887
Points : 5567
Reputation : 83
Join date : 12/09/2008
Age : 42
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

http://www.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết