DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Liên kết
DuyMinh Software
Minh Hoang HiTech
Music

Hướng dẫn sử dụng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc

Go down

Hướng dẫn sử dụng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc Empty Hướng dẫn sử dụng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc

Bài gửi  duyminh Tue Jan 10, 2012 11:42 am

Hướng dẫn sử dụng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc Dmsimag3135minh

Hướng dẫn sử dụng động cơ không đồng bộ một pha rôto lồng sóc

I. CẤU TẠO VÀ KÝ HIỆU
A. Các chi tiết chính của động cơ không đồng bộ 1 pha rôto lồng sóc như hình 1

01 Thân động cơ 10 Cánh quạt gió ngoài
02 Trục động cơ 11 Nắp ổ lăn ngoài sau
03 Nắp ổ lăn ngoài trước 12 Nắp che quạt gió
04 Năp trước 13 Thân hộp cực
05 Móc cẩu 14 Nắp hộp cực
06 Cum lõi thép STATO 15 Ống ra dây
07 Cụm lõi thép RÔTO 16 Then đầu trục
08 Nắp sau 17 Vít tiếp địa
09 Vòng bi

Công ty chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari sản xuất động cơ 1 pha gồm 2 kiểu chính sau:
Động cơ 1 pha có tụ điện làm việc ( tụ ngậm) ký hiệu KCL. Loại đông cơ này có tụ điện tham gia trong quá trình làm việc.
Động cơ 1 pha công tắc ly tâm ( tụ điện khởi động) ký hiệu KCK. Loại động cơ này tụ điện chỉ tham gia trong quá trình khởi động, khi động cơ đặt ( 70 ¸ 90)% tốc độ định mức thì tụ điện được ngắt khỏi mạch điện nhờ công tắc lý tâm.
B. Ký hiệu
Trên vỏ động cơ gắn nhãn ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...
1.Kiểu: KCK100Sb4

- Ký tự KCL: Động cơ điện 1 pha có tụ điện làm việc.(tụ ngậm)
- Ký tự KCK: Động cơ điện 1 pha công tắc ly tâm (tụ điện khởi động).
- Số 100: Chỉ chiều cao từ chân đế động cơ đến tâm trục quay (mm)
- Ký hiệu bằng chữ S; M; L chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.
M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.
Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C. Với cùng cỡ thân có nhiều công suất thì sau ký hiệu cỡ thân có thêm a, b, c theo chiều công suất tăng dần.
- Số cuối cùng chỉ số đôi cực động cơ:
Số 2: Động cơ có số 2 cực (đôi cực 2p=2 ) tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.
Số 4: Động cơ có số 4 cực (đôi cực 2p=4 ) tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.
2. Ký hiệu ~1 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 1 pha
3. Ký hiệu 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.
4. Ký hiệu cấp: Chỉ cấp cách điện.
Cấp B: Nhiệt độ cho phép lớn nhất của cuộn dây động cơ là 130oC
Cấp F: Nhiệt độ cho phép lớn nhất của cuộn dây động cơ là 1550C
5. Ký hiệu IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
IP23: Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)
IP44: Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F1mm không thâm nhập vào động cơ).
6. Ký hiệu HP, CV, kW:Công suất trên trục động cơ kW hay mã lực HP. (1HP = 1CV = 736W)
7. h% : Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào.
8. Cosj : Hệ số công suất của động cơ điện.
9. Điện áp định mức (V) cấp cho động cơ.
10. Dòng điện dây định mức (A) của động cơ.
11.Vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ vòng /phút (R.P.M).
12.mF/V~: Giá trị điện dung của tụ điện/điện áp xoay chiều cho phép lớn nhất để tụ điện làm việc được ở chế độ dài hạn mà không bị đánh thủng.
13.Khối lượng động cơ (kg).
14.N0 Số xuất xưởng, năm sản xuất.

II. HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT.
A. Lựa chọn động cơ
1. Khi chọn động cơ phải chọn sao cho sử dụng được gần hết công suất (Thông thường chọn công suất động cơ bằng 1,3 lần so với công suất tải đặt lên trục động cơ)
2. Tốc độ của động cơ phải chọn sao cho phù hợp với tốc độ máy công tác.
3. Điện áp của động cơ nên chọn điện áp phù hợp với điện áp lưới điện ( một dây nóng với 1 dây nguội).
4. Khi máy công tác có phụ tải ban đầu lớn ( máy nén khí, v.v...) bạn phải chọn động cơ 1 pha công tắc ly tâm vì loại động cơ này có thể mở máy với tải nặng ban đầu.
5. Khi máy công tác có phụ tải ban đầu nhẹ ( máy hút, đẩy gió, v.v...) bạn phải chọn động cơ 1 pha có tụ điện làm việc ( tụ ngậm).
B. Lắp đặt động cơ.
1. Khi lắp puly vào đầu trục, phải kê lót đỡ .
2. Động cơ được lắp đặt với máy công tác trên một nền hoặc bệ máy, không bị lún, xê dịch
3. Hệ thống sau khi lắp đặt bảo đảm đồng tâm, khi quay tay không bị kẹt, vướng mắc.
4. Nối tiếp địa vỏ động cơ với hệ thống tiếp địa hoặc làm cực nối đất nhân tạo.
5. Cách đấu dây vào bản cực theo điện áp trên nhãn động cơ và điện áp lưới điện, chọn cách nối cho phù hợp:
6. Muốn đổi chiều quay động cơ chỉ cần đổi chỗ 2 đầu dây nguồn nối vào động cơ cho nhau là được.
III. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
A. Hướng dẫn vận hành.
1. Kiểm tra trước khi vận hành.
- Kiểm tra nguồn điện 3 pha từ tủ điện đến động cơ có đủ 3 pha không.
- Kiểm tra thiết bị đóng cắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly) bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn.
- Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt.
2. Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau. Mằng megôm kế 500V đối với động cơ hạ áp, megôm kế 1000V, 2500V đối với động cơ cao áp. Trị số đo được không nhỏ hơn 0,5 Megôm (MW). Nếu trị số nhỏ hơn 0,5MW thì động cơ cần phải sấy khô và kiểm tra lại sau khi sấy.
3. Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn.
4. Điện áp lưới điện cấp cho động cơ khi kéo tải cho phép sai số ±5% so với điện áp ghi trên nhãn. Khi điện áp lưới thấp hơn phạm vi cho phép, yêu cầu phải giảm tải để dòng điện không vượt dòng định mức.
5. Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động cơ và máy công tác.
6. Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao hoặc bị mất 1 pha nào đó cấp cho động cơ.
7. Trong quá trình vận hành phải luôn luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp. Đồng thời phải theo dõi dao động của máy. theo dõi nhiệt độ của ổ bi không lớn hơn 900C.

B. Bảo dưỡng và bảo quản động cơ điện.
1. Đối với động cơ điện sử dụng vòng bi không có vòng chặn mỡ thì sau 4000 giờ làm việc. Phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay bằng loại mỡ cùng loại hoặc tương đương, lượng mỡ từ 1/2 đến 1/3 khoang trống vòng bi.
2. Đối với động cơ sử dụng vòng bi có vòng chặn mỡ thì không cần thay mỡ hay bổ xung mỡ trong suốt thời gian sử dụng.
3. Động cơ có điện trở cách điện nhỏ hơn 0,5MW. Khi đưa vào sử dụng cần phải làm sạch, sấy khô(Phương pháp sấy khô đơn giản là dùng bóng đèn điện).
4. Động cơ để lâu cần phải có thùng, túi đựng kín cách ly với môi trường ẩm. Đầu trục bôi mỡ bảo quản chống rỉ.

[You must be registered and logged in to see this link.]

*************************************************************
Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng động cơ điện

A. Giới thiệu về động cơ điện
Hệ YZR và YZ, YZR là động cơ rô to quấn dây, YZ là động cơ lồng sóc đây là những loai động cơ hoạt động ở chế độ ngắn hạn.
Nhiệt độ làm việc tối đa 60o C với cấp cách điện H
40 o C với cấp cách điện F
Điều kiện trấn động thường xuyên và rõ rệt khả năng chống chịu rung, sóc lớn
Động cơ kí hiệu YZR-TH và YZ-TH là loai động cơ làm việc tại điều kiện khắc nghiệt hơn như luyện kim, và điều kiện nhiệt độ độ ẩm cao ( 90 % ) , có đọng hơi nước và nấm mốc, thường xuyên khởi động và chạy đảo chiều nhiều, đặc biệt dành cho hệ thống nâng hạ, tời.
Tần số dịnh mức 50 Hz và diện áp đinh mức 380v
Hạn chế tăng nhiệt độ:
Bộ phận phát nhiệt Cấp cách điện F Cấp cách điện H
Sự tăng nhiệt của cuộn dây( loại điện trở )JH0041JC0141 JC 0151 105 K
100K 105 k100 k
Sự tăng nhiệt vòng cổ góp 95k 80k
Nhiệt độ vòng bi cho phép: 950C ( cấp F) , 115 0C ( H)
Chế độ làm việc: chia làm 4 cấp : S2, S3, S 4, S5 và lấy 40% giữ phụ tải của cấp S3 làm cấp cơ sở
Điện áp rôto tương ứng mã số động cơ
Cùng 1 động cơ, cùng chế độ làm việc nhưng tỷ lệ giữ phụ tải khác nhau thì công suất ra khác nhau, công suất ra và tỷ lệ giữ phụ tải của cấp làm việc 3 tương quan như bảng 4
Cấp khởi động: là số lần khởi động trong 1 giờ cho động cơ có các cấp: 6,150, 300,600; cấp khởi động quy định khi khởi động toàn bộ, nếu nháy điện và phanh tính đổi như sau:
- Nhắp điện với 1/ 4 tốc độ quay = 0.25 lần khởi động
- Phanh khi tốcđộ quay 1/3 định mức = 0.8
- Quay ngược : = 1.8
Ghi chú nhiệt độ cao nhất cho phép tại vòng bi : cấp F= 95 độ C
Cấp H = 115 độ C
B. Kiểm tra lắp đặt động cơ
trước khi lắp cần đối chiếu lại các thông số động cơ trên mác xem có đúng yêu cầu không
Động cơ luôn bảo đảm vê sinh sạch sẽ, các chi tiết phải được lắp đúng, chắc chắn
quay tay nhẹ nhàng đầu trục, trục trơn tru không có tiếng kẹt
các đầu mối nối bảo đảm tiếp xúc tốt không rỉ sét , đối với động cơ quấn dây còn phải kiểm tra lò so chổi than xem lực ép có tốt không, tiếp xúc chổi than và cổ góp có tốt không, than có đúng tiêu chuẩn với loại động cơ và loại cổ góp không
Dùng Megom kiểm tra cách điên của động cơ, trị số phải đạt < 0.5 M. ôm nếu không đạt sấy lại, nhiệt độ sấy với động cơ cấp F < 155 độ C , động cơ H < 180 độ C cho đến khi đạt. Kiểm tra thông mạch
Khi lắp đặt chỉnh độ đồng tâm cẩn thận, chỉnh không tốt sẽ làm trục bị cong hoặc vỡ vòng bi, nếu sử dụng nối trục bánh răng đường kính bánh răng phải lớn hơn đường kính trục 2 lần
Then bằng cho động cơ phụ thuộc vào đường kính trục
Với động cơ 2 đầu trục, đầu không sử dụng phải tháo đệm và êcu ra và đậy nắp bảo vệ lại
Động cơ phải đấu tiếp đất tốt, tiếp đất phải đấu với đầu dây tiếp địa trong hộp
10. Cách đấu điện:
Phải đấu đúng cấp điện áp ghi trên động cơ. Động cơ nhỏ hơn 132 KW đấu sao stator , công xuất luân hơn đấu tam giác, Sau khi đấu dây xong, thử để kiểm tra chiều quay
11. Sau khi lắp đặt và kiểm tra xong, phải cho chạy không tải 30~ 40 phút, bình thường rồi mới sang chạy có tải
C. Vận hành, bảo dưỡng động cơ
Động cơ YZ sử dụng đầy áp khởi động trực tiếp, nhưng động cơ YZR phải khởi động có điẹn trở đấu bên ngoài cho roto, để hạn chế dòng điện khởi động, dòng điện khởi động hạn chế mức lớn hơn dòng định mức 2 lần, cấm không đấu ngắn mạch roto làm thành động cơ lồng sóc
Sử dung biến trở, bộ khởi động, bộ điều khiển đúng với động cơ ,
Nếu nhiệt độ môi trường cao hơn quy định phải có biện pháp để làm giảm nhiệt độ, tránh nhiệt độ động cơ quá nóng gây cháy động cơ
Động cơ không được dùng tại nơi có khí cháy, khí ăn mòn mạnh
Luôn bảo đảm động cơ sạch sẽ , quạt làm mát đường dẫn gió không trở ngại
Khi chạy nắt lỗ quan sát va nắp hộp dây phải đóng kín, đầu dây không đấu phải bọc kín
Để bảo đảm vòng bi bền, cần 6 tháng thay mỡ 1 lần , khi thay phải làm sạch ổ bi sau đó mới tra mỡ mới, lượng cho chiếm 2/3 ổ mỡ, dùng mỡ ZL3
trong quá trình sử dung nếu có hiện tượng không bình thường như tiếng kêu
Rung mạnh phải dừng máy kiểm tra tìm ra nguyên nhân sử lý rồi chạy lại
10. Quá trình vận hành phải chú ý ghi chép các thông số đồng hồ sự cố sử lý theo dõi
11. căn cứ tình hình làm việc đề ra định kì kiểm tra động cơ, mỗi năm đại tu một lần
12. Áp lực chổi than cần áp áp lực bình quân 0.2 kg/cm2 khi mòn đén 2/3 thì phải thay ,khi thay chổi than mới phảo dùng giáy ráp đánh sạch để chỏi than ăn khớp với cổ góp, diện tích tiếp xúc chổi than phải chiếm 1/3 diện tích trở lên
13. Khi để động cơ trong kho phải chú ý bao gói cẩn thận, định kì kiểm tra xem có bị ẩm không mỡ có bị biến cứng không
duyminh
duyminh

Tổng số bài gửi : 2887
Points : 5567
Reputation : 83
Join date : 12/09/2008
Age : 43
Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

http://www.phamduyminh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết