DuyMinh Software
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Similar topics
    Liên kết
    DuyMinh Software
    Minh Hoang HiTech
    Music

    Các loài chim quý hiếm

    Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

    Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:38 pm

    GIANG SEN (Tên gọi Miền Nam)

    CÒ LẠO ẤN ĐỘ (Tên gọi trong điểu học)

    Tên tiếng Anh : Painted Stork
    Tên khoa học : Mycteria leucocephala
    Họ: Hạc Ciconiidae
    Bộ: Hạc Ciconiiformes

    Sinh học: Sinh sản vào mùa khô ở rừng tràm U Minh. Mỗi lứa đẻ 3 - 4 trứng. Thức ăn chính là cá.
    Nơi sống và sinh thái:
    Trong mùa sinh sản kiếm ăn và làm tổ ở rừng tràm, ngoài mùa sinh sản còn gặp ở các nơi khác. Nơi kiếm ăn thích hợp là đầm lầy, hồ và ruộng lúa.
    Phân bố: Việt Nam: Trước đây phổ biến ở Trung và Nam, rất ít gặp ở Bắc bộ. Gần đây chỉ còn thấy ở Nam bộ (Đồng Nai, Minh Hải). Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, nam Trung Quốc, Thái Lan và Đông Dương. Đôi khi gặp ở Malaixia.
    Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
    Tình trạng: Gần đây số lượng bị giảm nhiều do săn bắn, mất nơi ở tự nhiên và ô nhiễm các vực nước. Mức độ đe dọa: bậc R. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm Jnye


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:44 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:38 pm

    CÒ CỔ RẮN (Tên gọi Miền Bắc)

    Điêng điểng, Nhạn Điểng (Tên gọi Miền Nam)
    Tên tiếng Anh : Darter
    Tên khoa học : Anhinga melanogaster
    Họ: Cổ rắn Anhingidae
    Bộ: Bồ nông Pelecaniformes
    Phân bố: Chim cổ rắn phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Đông Dương, quần đảo Mã Lai, Xêlêbes, Philipin.
    Việt Nam, chim cổ rắn rất phổ biến ở Trà Vinh, và nói chung ở Nam bộ chỗ nào cũng gặp, thỉnh thoảng gặp chúng ở miền Bắc và miền Trung. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm 2spuo


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:49 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:40 pm

    DIỆC XÁM

    Tên tiếng Anh : Grey Heron
    Tên khoa học : Ardea cinerea
    Họ: Diệc Ardeidae
    Bộ: Hạc Coconiiformes
    Chim đực trưởng thành:
    Hai dải đen kéo dài từ phía trên trước mắt, qua trên mắt đến gáy và mào. Đỉnh đầu, cằm và xung quanh mắt trắng. Vai, bao cánh và các lông cánh thứ cấp xám tro. Các lông ở vai và lưng trên thường dài: đầu mút các lông xám nhạt. Mút các lông cánh thứ cấp đen nhạt. Đuôi xám, các lông đuôi giữa đậm hơn và mút lông hơi đen. Các lông cánh sơ cấp, các lông cánh thứ cấp ngoài, lông bao cánh lớn và cánh con gần như đen.
    Một dải dài trước cổ do những vệt đen và trắng xen kẽ tạo thành. Phần cổ còn lại trắng, lẫn với một vài lông nhọn hình lá tre, xám hung ở ngực. Một vài lông có thân đen. Giữa ngực, bụng và dưới đuôi trắng. Hai bên ngực có vết đen kéo dài xuống hai bên lưng và hợp lại ở phía sau. Sườn và nách xám.
    Chim non:
    Nhìn chung màu lông xỉn hơn, màu xám thẫm hơn và hơi nâu. Cổ, trán và giữa đỉnh đầu xám nâu tím. Không có các lông dài ở ngực và vai. Các vạch đen trước cổ rõ ràng hơn. Mắt vàng thẫm. Vào mùa sinh sản mỏ vàng, có dải đen trên sống mỏ; vào mùa đông mỏ gần như màu xám nâu. Da trần trước mắt lục vàng nhạt. Chân nâu lục nhạt có điểm ít vệt vàng ở các khớp và trên ngón chân.
    Phân bố:
    Diệc xám phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc (trừ phần Tây Bắc). Mùa đông gặp Loài này ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai và Philipin.
    Việt Nam diệc xám có ở khắp các vùng đồng bằng và thỉnh thoảng gặp cả ở các ruộng lúa thuộc vùng Trung du. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm My4c


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:50 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:40 pm

    CHIM CỒNG CỘC (Tên gọi Miền Nam)
    CỐC ĐẾ NHỎ (Tên gọi Miền Bắc)
    Tên tiếng Anh : Little Cormorant
    Tên khoa học : Phalacrocorax niger
    Họ: Cốc Phalacrocoracidae
    Bộ: Bồ nông Pelecaniformes
    Mô tả:
    Chim trưởng thành bộ lông mùa hè đầu, mào, cổ toàn bộ mặt lưng và đuôi đen có cánh xanh lục hay tím đỏ. Trước mắt phần trước má, họng và một vệt phía sau sườn màu trắng. Đầu và cổ có lông bông che gần hết các lông màu đen. Lông cách sơ cấp đen.
    Vai và các lông cánh còn lại nâu đồng, mỗi lông đều có viền đen. Bộ lông mùa đông lông bông ở đầu, cổ và đám lông trắng ở sườn biến mất. Chim non mặt lưng nâu xỉn. Lông vai viền nâu nhạt và gần mút có vệt nâu thẫm. Cằm, họng, giữa cổ, ngực và giữa bụng trắng, hai bên sườn có nhiều vệt nâu. Mỏ xám sừng hay trắng xanh, sống mỏ nâu xám. Mí mặt vàng. Chân đen.
    Sinh học:
    Bắt đầu sinh sản vào tháng 5. Mỗi lứa đẻ 2 - 3 trứng. Thức ăn chính là cá.
    Nơi sống và sinh thái:
    Nơi ở thích hợp là các vực nước có nhiều cá. Nơi làm tổ là vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổ thường làm ở tầng trên hoặc ở ngọn cây có độ cao 5 - 8m so với mặt đất. Kẻ thù của cóc đế là các loài chim ăn trứng như chim quạ, khách, bìm bịp và các loài thú như chồn vàng, chuột bò sát và một số rắn độc.
    Phân bố: Các vùng đồng bằng và miền núi trong cả nước
    Thế giới: Châu Âu, Trung Á, Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Đông Dương, Malaixia và Philippin.
    Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
    Tình trạng: Số lượng bị giảm chủ yếu là do không còn nơi sinh sản thích hợp và thiều nguồn thức ăn tự nhiên. Ngoài ra các vùng thủy vực thường bị tăng hàm lượng phù xa do sói mòn ở thượng lưu làm hạn chế tầm nhìn của cốc trong nước khi tìm mồi.. vv. Mức độ đe dọa: bậc R. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm 0xrd


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:51 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:40 pm

    CHIM VẠC
    Tên tiếng Anh : Black-crowned Night Heron
    Tên khoa học : Nycticorax nycticorax
    Họ: Diệc Ardeidae
    Bộ: Hạc Coconiiformes
    Chim trưởng thành:
    Bộ lông mùa hè. Trước mắt, trán, lông mày và lông seo trắng. Đỉnh đầu, gáy, mào, lưng và vai xám đen có ánh xanh. Cằm, họng, trước cổ, giữa ngực, bụng và dưới đuôi trắng. Phần còn lại của bộ lông xám tro hơi nhạt ở cổ và thẫm hơn ở cánh và đuôi. Bộ lông mùa đông. ánh xanh ở bộ lông mùa đông nhạt hơn so với bộ lông mùa hè.
    Chim non:
    Bộ lông mùa hè thứ nhất giống như bộ lông của chim trưởng thành nhưng ánh xanh thép nhạt hơn. Mặt lưng phớt nâu, thân lông hung nhạt. Bộ lông mùa đông thứ nhất: không có ánh xanh thép hay có nhưng rất nhạt, mặt lưng nâu có vạch hung, các vạch này rộng dần và nhạt dần ở các lông bao cánh. Các lông cánh sơ cấp và thứ cấp xám tro với vệt trắng ở mút lông. Mặt dưới trắng hay trắng phớt hung có vạch nâu thẫm.
    Mắt đỏ. Mỏ đen với gốc mỏ và phần lớn mỏ dưới lục nhạt vàng. Da trần quanh mắt và chân lục vàng nhạt. Vào mùa sinh sản mỏ đen hơn, chân hơi hung đỏ, da mặt đỏ - đen nhạt.
    Phân bố: Vạc phân bố ở Nam và trung châu Âu, châu Phi, Trung Á, Ấn Độ, Xâyan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Mã Lai, Bocnêô, Xumatra và Java.
    Việt Nam, vạc có ở khắp các vùng, nhưng mật độ ở vùng đồng bằng cao hơn. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm 85o3


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:52 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:41 pm

    CÒ TRẮNG
    Tên tiếng Anh : Little Egret
    Tên khoa học : Egretta garzetta
    Họ: Diệc Ardeidae
    Bộ: Hạc Coconiiformes

    Chim trưởng thành:
    Bộ lông mùa hè. Bộ lông hoàn toàn trắng. Sau gáy có 2 lông dài, mảnh. Ở cổ dưới và ngực có nhiều lông dài và nhọn. Các lông ở lưng có phiến thưa trùm cả hông và đuôi.
    Bộ lông mùa đông. Không có các lông trang hoàng. Mắt vàng. Da quanh mắt vàng xanh lục nhạt. Mỏ đen, mép và gốc mỏ dưới vàng nhạt. Chân đen trừ một điểm xanh lục ở sau khớp cổ bàn, ngón chân xanh lục.
    Phân bố:
    Cò trắng phân bố khá rộng: ở châu Âu gặp ở Bồ đào nha, Nam Tây ban nha, Nam Pháp, Bắc ý, Hungari, Nam tư, Bungari, Anbani và Nam Liên xô; ở Châu Á gặp ở Xiri, Tiểu Á, Iran, Trung Á, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan; Lào, Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Châu Phi, cò trắng làm tổ ở tam giác châu sông Nin; quần đảo Capve, ở hồ Victoria. Mùa đông cò trắng có ở Bắc Phi và phần Nam của vùng phân bố.
    Việt Nam cò trắng có ở hầu khắp các tỉnh, nhiều nhất là các tỉnh thuộc vùng đồng bằng. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm 8rtd


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:55 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:42 pm

    CHIM BÌM BỊP

    Tên tiếng Anh : Greater Coucal
    Tên khoa học : Centropus sinensis
    Họ: Cu cu Cuculidae
    Bộ: Cu cu Cuculiformes

    Chim trưởng thành:
    Đầu, cổ, ngực, bụng và đuôi đen ánh thép, các lông đuôi nhìn có vằn ngang hẹp không rõ. Cánh và vai hung nâu, mút các lông cánh nâu thẫm.
    Chim non:
    Đầu, cổ, lưng, đuôi và bụng nâu thẫm có vằn hẹp trắng hay xám, đỉnh đầu có vằn hung nâu. Cánh và vai hung nâu có vằn nâu thẫm. Từ bộ lông chim non đến bộ lông chim trưởng thành có nhiều giai đoạn trung gian khác nhau. Mắt đỏ. Mỏ và chân đen.
    Phân bố:
    Bìm bịp lớn phân bố ở Axam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc.
    Việt Nam, bìm bịp lớn có ở hầu khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi (ở độ cao dưới 600 m). Ngoài ra chúng con phân bố ở các khu rừng ngập mặn nhưng số lượng không nhiều. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm Rzqs


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:57 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:43 pm

    CHIM TRÍCH (Tên gọi Miền Nam)
    Xít (Tên gọi miền Bắc)
    Tên tiếng Anh : Purple Swamphen
    Tên khoa học : Porphyrio
    Họ: Gà nước Rallidae
    Bộ: Sếu Gruiformes
    Chim trưởng thành:
    Trước mắt và xung quanh mắt trắng phớt xám. Đỉnh đầu và hai bên đầu xám thẫm. Phần sau cổ, hai bên cổ và lưng xanh xám. Cánh xám lẫn xanh lục. Phía trước má xám phớt lục. Phía trước cổ và diều lục xám. Bụng, sườn, đùi đen phớt xanh. Đuôi đen hơi phớt xanh. Dưới đuôi trắng.
    Phân bố:
    Phân loài Trích phân bố ở Nam Thái Lan, Lào, Mã Lai, Cămpuchia và Việt Nam.
    Việt Nam, Trích có ở khắp các vùng đồng bằng và trung du nhưng thường tập trung nhiều ở Bắc bộ và Nam bộ. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm Qzzn


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:58 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:43 pm

    GÀ SAO
    Gà Sao thuộc lớp Aves,
    Bộ Gallformes, Họ Phasiani

    1. Phân biệt trống mái
    Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.
    2. Tập tính của gà Sao
    Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn ocn của nó.
    Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.
    Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra.
    Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.
    3. Tập tính tắm, bay và kêu
    Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn.
    Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.

    Các loài chim quý hiếm Aj05


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 8:59 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:44 pm

    GÀ TÂY
    GÀ LÔI (Tên gọi miền Nam)
    Meleagrididae
    Bộ Galliformes (bộ Gà)

    Gà tây là tên gọi của một trong hai loài chim lớn thuộc chi Meleagris, có nguồn gốc từ những khu rừng hay cánh đồng của Bắc Mỹ. Gà tây được xếp vào bộ Galliformes (bộ Gà). Chúng thường được coi là một họ độc lập với danh pháp khoa học Meleagrididae, tuy nhiên gần đây một số nhà điểu học, như Hiệp hội điểu học Bắc Mỹ, lại xếp chúng như là phân họ Meleagridinae cũng như gà lôi và các phân họ liên quan[1] trong họ Trĩ (Phasianidae), tuy nhiên điều này chưa được công nhận rộng khắp.
    Trong tiếng Việt, chúng được gọi là gà tây vì chúng được du nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây. Gà tây trống có thân hình lớn hơn gà mái. Khi con người đem về thuần hóa để cho chúng trở thành loài gia cầm thì trọng lượng của gà tây trống có thể đạt từ 7,8 kg cho đến 11 hay 12 kg. Trong khi đó, gà tây mái thì có thể trọng nhỏ hơn, chỉ khoảng 3 cho đến 4 kg.
    Ngoài thiên nhiên, gà tây có thể bay như thiên nga hay ngỗng trời, nhưng khi được thuần hóa, chúng có thân hình quá nặng nề nên không thể bay dù chỉ một đoạn ngắn. Và ngoài thiên nhiên, gà tây chỉ có một loại là màu đen, nhưng sau khi được thuần chủng và lai tạp, chúng có thêm một loại trắng và bông.
    Gà tây trống khi đạt đến tuổi trưởng thành là khoảng 10 tháng, vì chúng có thể trọng lớn. Còn gà tây mái trưởng thành sớm hơn, khoảng 8 tháng tuổi. Gà tây con rất khó nuôi, nhưng khi chúng được 2 tháng tuổi, chúng sẽ lớn rất nhanh. Gà tây trống khi trưởng thành, có thể xòe đuôi ra, trong giống như một con công vậy, gà tây mái cũng có thể làm được, nhưng rất hiếm thấy. Khi trời vừa sáng, gà tây trống thường xòe đuôi, ve vãn gà mái, để đáp lại, gà mái cũng xòe đuôi, nhưng nhỏ hơn gà trống.
    Gà tây thường được người Mỹ và người các nước Phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho lễ Tạ Ơn hay những buổi tiệc gia đình.

    Các loài chim quý hiếm Kwoac


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:00 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:44 pm

    CHIM CU GÁY

    Tên tiếng Anh : Spotted Dove
    Tên khoa học : Streptopelia chinensis
    Họ: Bồ câu Columbidae
    Bộ: Bồ câu Columbiformes

    Chim trưởng thành:
    Đầu, gáy và mặt bụng nâu nhạt hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám, cằm và họng có khi trắng nhạt, đùi, bụng và dưới đuôi màu hơi nhạt hơn. Lông hai bên phần dưới cổ và lưng trên đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mặt lưng nâu, các lông có viền hung nhạt rất hẹp.
    Lông bao cánh nhỏ và nhỡ phía trong nâu nhạt với thân lông đen nhạt, các lông phía ngoài xám tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ở mút và mép ngoài. Lông đuôi giữa nâu thẫm, các lông hai bên chuyển dần thành đen với phần mút lông trắng.
    Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ xám.
    Phân bố:
    Cu gáy phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Xumatra.
    Việt Nam: loài này có ở khắp các vùng, không cách xa những chỗ có trồng trọt. (Nguồn : Sinh vật rừng Việt Nam).

    Các loài chim quý hiếm I9t8


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:01 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:45 pm

    CHIM VÀNG ANH (HOÀNG ANH)

    Tên tiếng Anh : Black-naped Oriole
    Tên khoa học : Oriolus chinensis

    Là loài duy nhất trong họ Vàng anh (Oriolidae)

    Chim vàng anh hay hoàng anh (danh pháp khoa học: Oriolus oriolus), là loài duy nhất trong họ Vàng anh (Oriolidae) thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) sinh sản ở khu vực ôn đới của Bắc bán cầu. Nó là loài chim di cư, về mùa hè nó di cư đến khu vực châu Âu và miền tây châu Á còn mùa đông thì di cư đến khu vực nhiệt đới.
    Nó là loài chim đậu trên các cây cao lá sớm rụng trong các khu vực đồng rừng, vườn cây ăn quả hay công viên. Một quần thể nhỏ tại Anh sinh sản trong các khu vực trồng cây dương đen (Populus nigra).
    Chúng làm tổ trên các chạc cây và đẻ từ 3-6 trứng. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và quả, được chúng tìm kiếm trên các tán lá.
    Vàng anh trống là nổi bật với bộ lông vàng và đen điển hình, nhưng vàng anh mái lại có bộ lông vàng ánh xanh lục buồn tẻ. Chúng là loài chim khá nhút nhát và thậm chí cả chim trống cũng rất khó phát hiện trong các tán lá có màu xanh lục và vàng lốm đốm.
    Kiểu bay lượn của chúng tương tự như ở loài chim hét, thẳng và mạnh với độ nghiêng nhỏ trên một khoảng cách lớn.
    Tiếng kêu của chúng giống như tiếng kêu của chim giẻ cùi, nhưng tiếng hót của chúng thì thánh thót tựa như là uyla-uy-u hay or-iii-ole, không lẫn vào đâu được khi đã nghe thấy.
    Tên gọi trong tiếng Anh của nó là "oriole" có nguồn gốc từ tiếng Latinh oriolus lần đầu tiên được ghi nhận bởi Albertus Magnus vào khoảng năm 1250, và ông đã coi nó là từ tượng thanh để làm tên gọi cho loài chim này, dựa theo tiếng hót của nó.

    Các loài chim quý hiếm Sxi4


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:02 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:46 pm

    CHIM QUỐC (Tên gọi dân gian)

    CUỐC NGỰC TRẮNG (Tên gọi trong điểu học)
    Amaurornis phoenicurus chinensis

    Họ: Gà nước Rallidae
    Bộ: Sếu Gruiformes

    Chim trưởng thành:
    Trán, lông mày, hai bên đàu và mặt bụng từ. Cằm, họng cho đến phía sau bụng trắng. Mặt lưng, cánh và hai bên thân xám đen thẫm hơi phớt vàng lục. Trên đuôi thường nâu. Đuôi và lông cánh đen nhạt, lông cánh sơ cấp thứ nhất có phiến lông ngoài trắng. Phần sau sườn, đùi và dưới đuôi hung. Lông ở nách và dưới cánh xám đen có viền trắng. Mắt nâu (chim non), hay đỏ (chim trưởng thành). Mỏ lục, gốc mỏ trên đỏ, chóp mỏ dưới hơi vàng. Chân lục vàng nhạt.
    Chim non.
    Lúc mới nở bộ lông bóng màu đen. Lúc có kích thước gần bằng chim trưởng thành, bộ lông màu nhạt, ngục hung xám, bụng xám.
    Phân bố:
    Cuốc ngực trắng phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc và Đông Dương.
    Việt Nam: loài này phổ biến ở hầu hết các nơi thấp dưới 500 m, nhất là ở vùng đồng bằng và vùng trung du, ở những chổ gần nước có bụi cây rậm rạp.

    Các loài chim quý hiếm Byx0


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:03 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:47 pm

    CHIM DÒNG DỌC (Tên gọi Miền Nam)

    RỒNG RỘC (Tên gọi của một số địa phương)

    Tên tiếng anh :

    Tên khoa học : Ploceidae

    Chim Dòng Dọc là một loài chim khá quen thuộc với miệt vườn Nam bộ, là loài chim làm tổ kỹ càng, cầu kỳ, duyên dáng và có lẽ đẹp nhất trong vô số các loài chim.
    Chim mái có loại tổ riêng, kín đáo, phong cách rất… mái, chim trống có loại tổ riêng thông thoáng, cẩu thả trông rất… trống.
    Vì phải giữ và ủ ấm trứng qua mưa gió, bão giông, cú vọ, rắn rết… nên tổ Dòng Dọc mái trông như những chiếc túi hình chuông, bên hông phình ra, nối liền với một cái ống tròn, phồng lên như ống tay áo của các chị, dài dễ chừng một đến vài ba tấc, buông thõng, hướng xuống phía mặt đất làm cái “cửa” có một không hai, để chúng chui ra chui vào đẻ rồi ấp trứng, nuôi con…
    Từ xa, tổ chim mái trông như những cái dấu chấm hỏi treo lơ lửng giữa trời. Còn tổ của mấy chàng đực rựa thì đơn giản hơn nhiều. Giông giống cái mũ chóp úp, như những chiếc lồng nhỏ được đan dệt rối hơn, thô hơn, và vì ẩu tả nên cũng “hiện sinh” hơn, ngộ nghĩnh hơn với một chiếc cầu nhỏ bắc ngang, hơi võng xuống làm chỗ đậu. Nếu được mục kích các “kiến trúc sư” Dòng Dọc xây “nhà”, ta sẽ thấy chúng lựa chọn chất liệu kỹ càng cho tổ ấm lý tưởng của mình thế nào. Chúng cần mẫn cắp từng cọng cỏ - tươi có, khô có - lên rồi nhả ra, lựa cọng khác rồi lại bỏ xuống, đến vài ba lần mới chọn được một cọng thật vừa ý, ngậm cho thật chặt bay về tổ.
    “Nhà” của các kiến trúc sư Dòng Dọc thường được treo trên những cành cây sao, bần, gừa, da, sộp, tràm hoặc các bụi cỏ voi. Vào những ngày mưa gió, nhìn nhà của chúng đong đưa tưởng chừng sắp rơi xuống đất mà thương. Thế nhưng chẳng có chiếc nào rơi rụng cả, những chiếc tổ trông rất mong manh ấy cứ thế bám chặt lấy các cành cây, kiên gan, bền bĩ, trêu ngươi, như một cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lạ lùng, tuyệt hảo giữa không trung.

    Các loài chim quý hiếm Ntv9


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:04 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:47 pm

    GIẺ CÙI
    Tên tiếng anh :Red-billed blue magpie
    Tên khoa học : Urocissa erythrorhyncha

    Mô tả : Giẻ cùi là loài chim đẹp, thuộc họ Quạ. Phía lưng màu xanh lơ, đầu đen, mỏ và chân đỏ, bụng trắng, đuôi rất dài, mút lông có màu trắng. Chúng thường kiếm ăn theo đàn nhỏ.
    Nơi sống và sinh thái : Là loài định cư, khá phổ biến trong các khu rừng cả nước.
    Thức ăn : các loài cá nhỏ
    Tình trạng : Còn phổ biến trong các khu rừng Việt Nam.

    Các loài chim quý hiếm Oze7


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:05 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:48 pm

    CÒ NGÀNG LỚN
    Tên tiếng anh : Great Egret
    Tên khoa học : Casmerodius albus

    Phân bố: Cò Ngàng Lớn có ở khắp các vùng đồng bằng thỉnh thoảng gặp cả ở những ruộng lúa ở vùng trung du.
    Nơi sống và sinh thái : Là loài định cư, sống ở sông, hồ, đầm lầy, rừng tràm, rừng ngập mặn.
    Thức ăn : Chủ yếu là cá, tép và các loài thủy sản nhỏ.
    Tình Trạng : Còn phổ biến ở vùng ĐBSCL.

    Các loài chim quý hiếm J8je


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:06 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:48 pm

    CÒ RUỒI
    Tên tiếng anh : Cattle Egret
    Tên khoa học : Bubulcus ibis

    Phân bố: Cò ruồi phân bố ở khắp Miền Nam Châu Á từ Trung Quốc đến Philipin và Đông Dương.
    Việt Nam cò ruồi có ở khắp các tỉnh và cả ở Côn Đảo. Thường gặp ở những nơi khô ráo cùng với các đàn gia súc.
    Nơi sống và sinh thái : Là loài định cư, sống ở rừng và đầm lầy ngập nước, đồng cỏ và cánh đồng lúa.
    Thức ăn : Chủ yếu lá cá, tép, các loài thủy sản nhỏ.
    Tình Trạng : Còn phổ biến ở vùng ĐBSCL.

    Các loài chim quý hiếm Bclj


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:06 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:49 pm

    DIỆC LỬA
    Tên tiếng anh : Purple Heron
    Tên khoa học : Ardea purpurea

    Phân bố : Loài này có ở khắp các vùng đồng bằng, ở Trung Bộ hiếm, ở Bắc Bộ gặp khá nhiều ở vùng gần bờ biển, ở Nam Bộ rất phổ biến.
    Nơi sống và sinh thái : Là loài định cư và di cư, sống ở đầm lầy, sông, hồ, rừng ngập mặn, rừng tràm, cánh đồng lúa. Sống và làm tổ nhiều ở vùng rừng tràm U Minh Thượng (Kiên Giang) và rừng tràm Trà Sư (An Giang).
    Thức ăn : Chủ yếu là cá, tép và các loài thủy sản nhỏ.
    Tình trạng : Còn phổ biến ở vùng ĐBSCL.

    Các loài chim quý hiếm Qf29


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:07 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:49 pm

    LE LE NÂU
    Tên tiếng anh : Lesser Whistling Duck
    Tên khoa học : Dendrocygna javanica

    Phân bố: Le Le nâu làm tổ ở Xâylan, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc, Mã Lai, Xumatra, Java và Bocnêô. Ở Việt Nam Le Le này có ở hầu khắp các vùng đồng bằng và các ao hồ ở vùng trung du.
    Nơi sống và sinh thái : Là loài định cư, sống ở vùng đồng cỏ, đầm lầy, ao hồ, kênh rạch, ven rừng và cánh đồng lúa.
    Thức ăn : Thức ăn chính là lúa, tép, cá, ốc và các loài thủy sản khác.
    Tình trạng : Còn khá phổ biến trong tự nhiên.

    Các loài chim quý hiếm Kp9a


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:08 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:50 pm

    CHIM BỒ CÂU
    Tên tiếng anh : Pigeon
    Tên khoa học : Columbidae

    Phân bố : Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực. Bồ câu sống gần gũi và thân thiện với con người.
    Thức ăn : Chủ yếu là lúa.
    Tình trạng : Là loài dễ nuôi và thuần dưỡng nên còn khá nhiều trong cộng đồng dân cư.

    Các loài chim quý hiếm 8tto


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:08 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:51 pm

    GÀ H’MÔNG


    Nguồn gốc: Vùng núi cao có người H'Mông và các dân tộc thiểu số sinh sống.
    Phân bố: Các tỉnh miền núi Sơn La, Lào cai, Yên Bái, Nghệ An, Hà Nội...
    Hình thái: Nhiều loại hình và nhiều màu lông khác nhau. Tuy nhiên màu phổ biến là 3 loại: Hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là thịt đen, Xương đen, phủ tạng đen và da ngăm đen.
    Đặc điểm sinh học: Gà H'Mông con rất linh hoạt, hay bay nhảy và rất háo ăn. Điểm đặc biệt của gà H'Mông là con trống thường tập gáy từ rất sớm (lúc 10 ngày tuổi), và cất giọng gáy hoàn chỉnh lúc 1 tháng tuổi. Gà không sợ mưa gió sấm chớp, nhưng khi bị đuổi bắt gà phản ứng rất nhanh và bay chạy tán loạn, núp im thin thít vào các bụi cỏ hoặc chổ kín thể hiện tính hoang dã.
    Năng suất trứng: Bắt đầu đẻ lúc 110 ngày tuổi, có thể đẻ 4 – 5 lứa/năm, mỗi lứa 10 – 15 trứng.
    Giá trị sản phẩm: Thịt thơm, ngon ngọt, rất ít mỡ. Hàm lượng axit amin glutamic cao (3,487%), hàm lượng mỡ thấp (0,38%), nên được xem là gà thuốc. Các dân tộc thiểu số từ lâu đời đã biết sử dụng gà H’Mông để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

    Các loài chim quý hiếm Iwr2


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:09 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:51 pm

    SÁO NÂU
    Tên tiếng anh : Common Myna
    Tên khoa học : Acridotheres tristis

    Phân bố: Sáo nâu phân bố ở Trung Á, Ấn Độ, Thái Lan, Tây nam Trung Quốc và Đông Dương. Việt Nam loài này có ở hầu hết các tỉnh từ Lạng Sơn đến Kontum, nhưng Ninh Bình trở ra hiếm, từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào nhiều hơn. Nhiều loài nguồn gốc châu Á, cụ thể là các loài lớn, được gọi là yểng hay sáo yểng, còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu.
    Chim họ Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy.
    Thức ăn : Côn trùng và trái cây.
    Tình trạng : Còn gặp nhiều trong tự nhiên.

    Các loài chim quý hiếm 3qlj


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:10 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:52 pm

    CHIM KÉT

    Các loài chim quý hiếm Oaut


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:13 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:52 pm

    KHƯỚU ĐẦU TRẮNG

    Các loài chim quý hiếm R8gq


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:14 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  phamduyminh Sat Mar 29, 2014 7:53 pm

    HỌA MI

    Các loài chim quý hiếm C9q2


    Được sửa bởi phamduyminh ngày Sat Mar 29, 2014 9:15 pm; sửa lần 1.
    phamduyminh
    phamduyminh

    Tổng số bài gửi : 154
    Points : 421
    Reputation : 0
    Join date : 03/05/2009
    Đến từ : http://diendan.phamduyminh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Các loài chim quý hiếm Empty Re: Các loài chim quý hiếm

    Bài gửi  Sponsored content


    Sponsored content


    Về Đầu Trang Go down

    Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

    Về Đầu Trang

    - Similar topics

     
    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết